Chương trình đào tạo ngành Quản lý xây dựng của Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội.
I. Kiến thức đạt được ngành Quản lý xây dựng
1. Khối kiến thức khoa học cơ bản
– Sinh viên hiểu về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin; đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh.
– Sinh viên sử dụng tiếng Anh tương đương TOEIC 450 và tin học tương đương trình độ B để tiếp thu và học tập kiến thức chuyên môn và thực hành sau khi tốt nghiệp.
– Sinh viên nắm vững và vận dụng những kiến thức cơ bản của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học kinh tế để tiếp thu được các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành.

2. Khối kiến thức kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành
– Sinh viên nắm vững kiến thức cơ bản của ngành Kinh tế xây dựng trong việc lập, phân tích, đánh giá dự án đầu tư; Lập và kiểm tra dự toán công trình, hồ sơ mời thầu, hồ sơ đấu thầu, dự án thi công công trình, hồ sơ quyết toán công trình trong lĩnh vực xây dựng.
– Sinh viên biết vận dụng kiến thức chuyên môn về quản lý điều hành dự án xây dựng, phân tích và xây dựng các mô hình, tổ chức thi công các công trình xây dựng.
– Sinh viên sử dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong ngành kinh tế và xây dựng.
II. Kỹ năng đạt được
1. Nhóm kỹ năng cá nhân, kỹ năng nghề nghiệp và các tố chất
– Sinh viên đảm nhiệm được các công việc chuyên môn về Quản lý xây dựng như: lập dự toán công trình, hồ sơ mời thầu, đấu thầu, dự án thi công công trình, hồ sơ quyết toán công trình trong lĩnh vực xây dựng cơ bản.
– Sinh viên có khả năng phân tích và đánh giá được các dự án và công trình xây dựng, tham mưu cho cấp trên về công tác xây dựng.
– Sinh viên có đạo đức nghề nghiệp, ý thức tự học và sẵn sàng tham gia nghiên cứu và tiếp cận công nghệ mới, có ý thức phấn đấu vươn lên để thành đạt trong sự nghiệp.
a. Phân tích và giải quyết vấn đề
Sinh viên nắm vững các kiến thức chuyên môn ngành Quản lý xây dựng để từ đó thực hiện được các công việc trong xây dựng, nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án. Phân tích được các vấn đề trong kinh tế xây dựng để từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công việc và xử lý các khó khăn trong công tác phát sinh.
b. Trau dồi và khám phá kiến thức
Sinh viên hiểu được các vấn đề thường gặp trong công tác, biết cách thu thập thông tin, tài liệu liên quan để xử lý hoặc đưa ra đề xuất phương án giải quyết các khó khăn phát sinh trong công việc.
c. Khả năng tư duy mang tính hệ thống
Sinh viên hiểu được mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế với hoạt động xây dựng cùng các tác động khác tới công việc chuyên môn. Từ đó biết vận dụng các kiến thức chuyên môn để xác định và sắp xếp được các nhân tố tác động đến công tác kinh tế xây dựng nhằm đưa ra các giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các dự án/công trình xây dựng.
d. Kỹ năng và thái độ cá nhân
– Sinh viên có khả năng chịu áp lực cao trong công việc. Biết cách nhanh chóng thích nghi với các môi trường làm việc. Có tinh thần làm việc nhóm cũng như khả năng làm việc độc lập.
– Sinh viên có khả năng tự học tập và tự giác nghiên cứu để chủ động nâng cao kiến thức và khả năng làm việc của bản thân.
e. Kỹ năng và thái độ chuyên nghiệp
– Sinh viên luôn chủ động trong việc lập kế hoạch triển khai công việc, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
– Sinh viên thường xuyên cập nhật các thông tin, kiến thức, biết cách tiếp cận khoa học kỹ thuật mới để phục vụ cho công tác của mình.
2. Nhóm kỹ năng làm việc theo nhóm và giao tiếp
a. Kỹ năng làm việc theo nhóm
– Sinh viên tổ chức được nhóm công tác bao gồm những cá nhân cùng chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, biết xác định mục tiêu và vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm, xây dựng nội quy hoạt động của nhóm.
– Sinh viên có kỹ năng lãnh đạo và phát triển nhóm như: lên kế hoạch hoạt động, phân công công việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm căn cứ vào khả năng của từng thành viên; tích cực hỗ trợ động viên các thành viên trong nhóm, biết phối hợp các thành viên trong nhóm để làm việc có hiệu quả.
– Biết trao đổi, chia sẻ, gắn kết, hợp tác giữa các nhóm để hoàn thành tốt công việc. Tạo được sự phát triển nhóm bền vững.
b. Kỹ năng giao tiếp
– Sinh viên hiểu và nắm rõ các kỹ năng giao tiếp/đàm phán từ đó vận dụng vào giải quyết các mối quan hệ trong chuyên môn cũng như trong xã hội.
– Sinh viên sử dụng linh hoạt các phương pháp giao tiếp như sử dụng ngữ điệu, hành động, cử chỉ, ánh mắt, tư thế…
III. Trình độ đào tạo
– Trình độ đào tạo: Cao đẳng chính quy
– Thời gian đào tạo: 3 năm.
IV. Việc làm sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, cử nhân ngành Quản lý xây dựng sẵn sàng đảm nhiệm công việc tại các vị trí sau:
– Chuyên viên về quản lý dự án, quản lý tài chính, quản lý chất lượng… trong lĩnh vực xây dựng tại các sở, ban, ngành, các công ty.
– Chuyên viên về tư vấn đầu tư về xây dựng trong các công ty tư vấn thiết kế, Doanh nghiệp xây dựng, cơ quan kiểm toán.
– Điều hành các doanh nghiệp nhỏ và vừa về lĩnh vực xây dựng với vai trò Giám đốc.
– Tham gia giảng dạy tại các đơn vị đào tạo ở bậc trung học và trình độ thấp hơn.
V. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi ra trường
– Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội tạo điều kiện tối đa để các cử nhân ngành Quản lý xây dựng có thể học tập liên thông lên đại học và các bậc học cao hơn.
Liên hệ và nộp hồ sơ xét tuyển học bạ THPT Ngành Công nghệ kỹ thuật Kiến trúc tại Hà nội
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
♦Trụ sở chính
Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Điện thoại | 024.3362.8666
Hotline | 0928.88.99.00 | 0945.88.99.00 | 0996.88.99.00
♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu
Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)
Điện thoại | 024.3767.9555
Hotline |0964.505.509
Email: info@htt.edu.vn
✎ Website chính thức| https://htt.edu.vn/
✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY
[ninja_form id=5]