Ngành công tác xã hội học những gì ?

Sau khi đã có những thông tin tham khảo về chương trình học ngành công tác xã hội để từ đó đi tới lựa chọn ngành theo học. Các bạn thí sinh tham khảo thêm thông tin một số môn học chính của cao đẳng Công tác xã hội nằm trong chương trình học ngành công tác xã hội của trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội. Xét tuyển ngành công tác xã hội và tham khảo thông tin để biết có nên học cao đẳng công tác xã hội từ đó nắm được thông tin học ngành công tác xã hội có dễ xin việc khônghọc công tác xã hội xin vào đâu.

Nếu bạn muốn học ngành công tác xã hội hãy tìm hiểu học ngành công tác xã hội trường nào tốttrường nào xét tuyển ngành công tác xã hội

Cơ sở văn hoá Việt Nam

Nội dung bao gồm những khái niệm chung về văn hóa học và văn hóa Việt Nam; hệ thống các thành tố và đặc trưng chung của chúng trong văn hóa Việt Nam. Học phần cũng trang bị cho sinh viên những kĩ năng, phương pháp tiếp cận tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề của văn hóa Việt Nam.

Pháp luật đại cương

Giới thiệu những kiến thức cơ bản về Nhà nước: nguồn gốc, bản chất, chức năng, các kiểu và hình thức Nhà nước; những vấn đề có liên quan đến pháp luật: bản chất, vai trò, các kiểu và hình thức pháp luật; quan hệ pháp luật; qui phạm pháp luật; thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật; ý thức pháp luật; vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý; xây dựng pháp luật và cơ chế xây dựng pháp luật.

Pháp luật về các vấn đề xã hội

Cung cấp kiến thức về các ngành luật cơ bản liên quan tới lĩnh vực an sinh xã hội như: luật dân sự, luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật hành chính, luật hôn nhân và gia đình, luật lao động, luật hình sự, luật tố tụng dân sự các pháp lệnh liên quan tới các nhóm đặc biệt như người cao tuổi, ma túy mại dâm…

Tâm lý học đại cương

Giới thiệu những kiến thức về đối tượng nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu của tâm lý học; bản chất của hiện tượng tâm lý; các khái niệm cơ bản của tâm lý học; cơ sở sinh lý thần kinh của các hiện tượng tâm lý người; các quá trình nhận thức, xúc cảm tình cảm và ý chí, bản chất của nhân cách và các thuộc tính của nhân cách.

Hành vi con người và môi trường xã hội

Cung cấp các khái niệm về hành vi con người, về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng như những kiến thức cơ bản về quan hệ giữa sinh học, văn hóa xã hội của mỗi cá nhân con người dựa trên lý thuyết hệ thống xã hội. Mặt khác, học phần giới thiệu cho sinh viên nhận thức rõ mối quan hệ tương tác giữa hành vi con người và môi trường xã hội trong suốt vòng đời của đối tượng (cá nhân, gia đình, nhóm, các tổ chức).

Kĩ năng giao tiếp

Trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về truyền thông và giao tiếp bao gồm các nội dung cụ thể như: quá trình giao tiếp; các thành tố của quá trình giao tiếp như môi trường giao tiếp, yếu tố văn hoá trong giao tiếp, đặc điểm giao tiếp; vấn đề truyền thông trong nhóm nhỏ và nhóm lớn, truyền thông đại chúng; các kỹ năng của giao tiếp như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng tạo sự tin tưởng, cởi mở …; sự tự nhận thức của cá nhân đối với hiệu quả của giao tiếp.

Nhập môn Công tác xã hội

Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác xã hội như: công tác xã hội là một khoa học, một nghề chuyên môn được hình thành và phát triển trong quá trình lịch sử. Học phần giới thiệu hệ thống khái niệm; hệ thống giá trị của công tác xã hội; lý thuyết nền tảng của công tác xã hội;  đồng thời giới thiệu các lĩnh vực khác nhau trong hoạt động của công tác xã hội và vai trò của công tác xã hội trong quá trình xây dựng và phát triển của xã hội Việt Nam.

An sinh xã hội

Trang bị kiến thức cho sinh viên nhận thức an sinh xã hội là một môn khoa học; có hệ thống khái niệm và lý thuyết riêng; có quá trình hình thành và phát triển; quan hệ giữa An sinh xã hội, Công tác xã hội và Chính sách xã hội. Đồng thời, học phần cũng giúp sinh viên hiểu rõ hệ thống an sinh xã hội thế giới, sự hình thành và phát triển hệ thống an sinh xã hội Việt Nam, quan hệ giữa hệ thống an sinh xã hội với hệ thống kinh tế và hệ thống chính trị, các lĩnh vực của an sinh xã hội trong quá trình phát triển xã hội.

Công tác xã hội cá nhân

Cung cấp khái niệm, mục đích, các nguyên tắc hành động, tiến trình giải quyết vấn đề với cá nhân thân chủ. Học phần tập trung vào cung cấp những kĩ năng công tác xã hội vận dụng vào quá trình giúp đỡ cá nhân như: các kỹ năng giao tiếp (lắng nghe, quan sát, đặt câu hỏi, thấu cảm); kỹ năng vấn đàm, vãng gia; các kĩ năng giúp đỡ (tham vấn, cùng thân chủ lập kế hoạch và hỗ trợ thực hiện kế hoạch tự giải quyết vấn đề). Qua đó sinh viên vừa được nâng cao nhận thức vừa được trang bị một số kĩ năng riêng của công tác xã hội cá nhân để làm việc với thân chủ.

Công tác xã hội nhóm

Giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về công tác xã hội nhóm như: cơ sở khoa học hình thành phương pháp công tác xã hội nhóm, khái niệm, mục đích, các mô hình tiếp cận, loại hình nhóm; những kiến thức về năng động nhóm, giai đoạn phát triển nhóm thông thường; và tiến trình công tác xã hội nhóm. Học phần tập trung hướng dẫn sinh viên vận dụng kiến thức, kĩ năng và các kỹ thuật tác nghiệp của người nhân viên xã hội trong tiến trình hỗ trợ nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, sinh viên được củng cố thái độ và đạo đức nghề nghiệp.

Phát triển cộng đồng

Giới thiệu các khái niệm về cộng đồng, phát triển cộng đồng, các giá trị, mục đích và tiến trình phát triển cộng đồng cùng các nguyên tắc hành động trong phát triển cộng đồng. Đồng thời, học phần tập trung cung cấp kĩ năng giúp cộng đồng thay đổi từ tình trạng kém phát triển đến tự lực, tự cường. Học phần cũng giúp người học tìm hiểu và áp dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia (PRA – Participatory Rapid Appraisal) trong thực hành và một số kiến thức cơ bản về dự án phát triển cộng đồng.

Sức khoẻ cộng đồng

Cung cấp những cơ sở lý luận của sức khoẻ cộng đồng và những kiến thức, kỹ năng trong các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ cộng đồng.

Giới và phát triển

Trang bị kiến thức hiểu biết về giới một cách khoa học và có hệ thống. Học phần hướng dẫn sinh viên vận dụng những lý luận cơ bản về Giới và phát triển để phân tích các vấn đề: giới trong lao động – nghề nghiệp, trong giáo dục, y tế, văn hoá, chính sách xã hội v.v… Học phần đề cập đến vai trò giới trong sự phát triển của xã hội Việt Nam, đưa ra cách thức lồng ghép Giới trong các chương trình, dự án phát triển nhằm giúp sinh viên có thể tự tham gia hay thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng ở Việt Nam.

Gia đình học

Trang bị cho những kiến thức cơ bản về các cách tiếp cận, các khái niệm và những phương pháp nghiên cứu gia đình. Sinh viên được trang bị kiến thức nắm được lịch sử của gia đình, sự hình thành và phát triển của gia đình, những mối quan hệ bên trong gia đình, mối quan hệ giữa gia đình và các thiết chế khác trong xã hội, những yếu tố ảnh hưởng đến gia đình cũng như những sự biến đổi của gia đình.

Tâm lý học xã hội

Trình bày kiến thức hiểu biết về bản chất, nguồn gốc của các hiện tượng tâm lý xã hội, hiểu được các cơ chế ảnh hưởng xã hội và một số hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm; giúp sinh viên nắm được các hiện tượng tâm lý xảy ra trong các nhóm nhỏ và vấn đề quyền lực, các phong cách lãnh đạo trong nhóm nhỏ. Qua học phần này, sinh viên sẽ nhận biết được các cử chỉ phi ngôn ngữ và các hình thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Chính sách xã hội

Cung cấp những kiến thức cơ bản về chính sách xã hội, quá trình hình thành phát triển ở trên thế giới và ở Việt Nam; một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và kĩ năng phân tích, đánh giá chính sách xã hội. Học phần đưa ra những kiến thức chung và mở để người dạy và người học tiếp tục nghiên cứu, nắm bắt, bổ sung, các vấn đề của chính sách xã hội về lý luận cũng nh­ư thực tiễn trên cơ sở phương pháp khoa học trong xây dựng, tổ chức, thực hiện, phân tích, đánh giá và hoàn thiện chính sách.

An sinh gia đình và trẻ em

Trang bị những kiến thức cơ bản về gia đình và trẻ em cùng với quan điểm về chính sách an sinh xã hội, những chương trình dịch vụ cần có để đảm bảo nền an sinh của gia đình và trẻ em.

Công tác xã hội với trẻ em cần sự bảo vệ

Cung cấp những quan niệm quốc tế và quốc gia về trẻ em, trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt cũng như vấn đề của trẻ em khi không được đáp ứng nhu cầu. Bên cạnh đó, học phần giới thiệu luật pháp, các chính sách chương trình và dịch vụ quốc tế và quốc gia giành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm giúp trẻ hoà nhập cộng đồng và phát triển, hoàn thiện nhân cách.

Công tác xã hội trong bệnh viện

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về vấn đề xã hội thường gặp trong lĩnh vực y tế mà cá nhân hay gia đình thường phải đương đầu và những can thiệp của công tác xã hội giúp cho bệnh và gia đình người bệnh giải quyết trong quá trình chữa trị và ổn định cuộc sống.

Công tác xã hội trong trường học

Trang bị những kiến thức hiểu biết về những vấn đề xã hội thường tồn tại trong trường học cũng như những chương trình, dịch vụ, phương thức trợ giúp học sinh, sinh viên và gia đình cũng như cán bộ giáo viên có kiến thức, kỹ năng để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình tương tác tại môi trường học đường.

Bảo hiểm xã hội

Giới thiệu những kiến thức cơ bản về phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu; lịch sử phát triển bảo hiểm xã hội; hình thức tổ chức và đối tượng tham gia; hệ thống chế độ bảo hiểm xã hội; quỹ bảo hiểm xã hội; tổ chức quản lý thực hiện.

Tham vấn

Cung cấp các kiến thức nền tảng về tham vấn nói chung và kĩ năng tham vấn cơ bản nói riêng cho cá nhân, gia đình và nhóm như những khái niệm và quy định đạo đức nghề nghiệp của tham vấn và các cách tiếp cận lý thuyết và kĩ năng tham vấn với từng nhóm đối tượng riêng biệt như cá nhân, gia đình và nhóm.

Thực hành công tác xã hội

Cung cấp cho sinh viên cơ hội nối kết giữa lý thuyết học ở trường và thực hành thực tế ở cơ sở qua việc tiếp cận thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) dưới sự hướng dẫn của kiểm huấn viên cơ sở và của trường. Sinh viên ngành công tác xã hội được thực hành các kĩ năng trong vấn đàm, quan sát, vãng gia; viết phúc trình về trường hợp thân chủ và vẽ sơ đồ sinh thái, sơ đồ phả hệ; thực hành tổ chức tiến trình nhóm giúp đỡ các nhóm đối tượng; thực hành khảo sát một cộng đồng cụ thể trên nhiều bình diện khác nhau của cộng đồng, phân tích khái quát quá trình phát triển của cộng đồng, những vấn đề hiện tại của cộng đồng và đánh giá tiềm năng phát triển của cộng đồng. Yêu cầu kết thúc học phần, sinh viên viết các báo cáo quá trình thực hành tại cơ sở.

Trả lời cho câu hỏi “Ngành công tác xã hội học những môn gì ?” hay “Có nên học cao đẳng công tác xã hội“… Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội đã thông tin cho các bạn cái nhìn tổng quan về các môn học ngành CTXH nằm trong chương trình đào tạo ngành công tác xã hội của Nhà trường.

Liên hệ và nộp hồ sơ ĐKXT học ngành công tác xã hội tại Hà nội

✠ Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội thông báo tuyển sinh các hệ:

Tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp

✠ Trường Tuyển sinh Các khối ngành đào tạo:

  • Tuyển sinh ngành Dược
  • Tuyển sinh ngành Điều Dưỡng
  • Tuyển sinh ngành Y sĩ Đa khoa
  • Tuyển sinh ngành Xây dựng Công trình
  • Tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng
  • Tuyển sinh ngành Xây dựng dân dụng
  • Tuyển sinh ngành Điện tử – Tự động hóa
  • Tuyển sinh ngành Điện tử Viễn Thông
  • Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin
  • Tuyển sinh ngành Công tác xã hội
  • Tuyển sinh ngành Hướng dẫn viên du lịch
  • Tuyển sinh ngành Chế biến món ăn
  • Tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn
  • Tuyển sinh ngành Kế toán
  • Tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh
  • Tuyển sinh ngành Dịch vụ Pháp lý

☞  Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

 

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

 Website chính thức| http://htt.edu.vn/

✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

[ninja_form id=5]

 

Các thông tin chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:

Bài viết liên quan