Năm 2017 được đánh giá là năm rất thành công của ngành du lịch lữ hành Việt Nam. Phát triển du lịch lữ hành trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế then chốt của đất nước và phát triển du lịch là định hướng chiến lược trong nền kinh tế-xã hội của đất nước.
Sau khi ngành du lịch Việt Nam đã đón 10 triệu lượt khách quốc tế năm 2016, tăng trưởng 26%, thì đến thời điểm này, có thể nói rằng ngành du lịch đã thực hiện được chỉ tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã giao: đón 13 triệu lượt khách quốc tế, tăng 30% và 74 triệu lượt khách du lịch nội địa, tăng xấp xỉ 20% và tổng thu trực tiếp từ khách du lịch đạt trên 500.000 tỷ đồng, tương đương với 23 tỷ USD và đóng góp khoảng 7,5% vào GDP của Việt Nam năm 2017.
Những thành công mà ngành du lịch lữ hành đạt được
Thời gian vừa qua ngành Du lịch lữ hành Việt Nam đã được các tổ chức uy tín quốc tế trao tặng những giải thưởng hết sức danh giá. Một số giải thưởng cụ thể như: khách sạn nghỉ dưỡng tốt nhất thế giới của Intecontinental Đà Nẵng, giải thưởng khách sạn mới hàng đầu quốc tế… cùng nhiều giải thưởng lớn khác của quốc tế và khu vực đã bình chọn Việt Nam là một điểm đến du lịch có thương hiệu tại khu vực châu Á.
Song hành với sự phát triển của ngành du lịch lữ hành, nhiều dự án nghỉ dưỡng có quy mô lớn với chất lượng cao được xây dựng và đưa vào sử dụng. Các Sở, cơ quan quản lý đã tập trung vào công tác quản bá, xúc tiến các hình thức marketing, PR đối với các hoạt động du lịch lữ hành. Những việc làm này đã tạo hình ảnh du lịch ấn tượng đối với khách du lịch trong và ngoài nước, thu hút nhiều lượt khách tăng vượt bậc.
Đấy là kết quả và những dấu ấn hết sức quan trọng của du lịch Việt Nam trong năm 2017. Có được kết quả này, phải khẳng định trước hết đó là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết của Bộ Chính trị, Luật Du lịch năm 2017, những chỉ đạo và những chính sách của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành rất kịp thời, quyết liệt, đã góp phần tạo nên những thành quả đó. Cùng với đó là nỗ lực của cả ngành du lịch, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương có vai trò quyết định, cũng như sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ VHTT&DL, sự tham gia của những cơ quan nhà nước, các bộ, ngành đã chung tay cùng với ngành du lịch lữ hành để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và trong kết quả đó.
Giải pháp phát triển ngành du lịch lữ hành bền vững
Trước hết việc điều chỉnh chính sách visa đối với khách du lịch quốc tế rất quan trọng. Hiện nay so với các nước trong khu vực asean, chính sách visa của nước ta còn kém cạnh tranh. Tiếp đó các hình thức quảng bá, xây dựng hình ảnh du lịch chuyên nghiệp còn thiếu và hạn chế. Quan trọng nhất đó là nhân sự ngành du lịch lữ hành còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng.
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch lữ hành giải pháp quan trọng
Nguồn nhân lực cho du lịch lữ hành là vấn đề lâu dài để có thể phát triển du lịch bền vững. Việc đào tạo cử nhân ngành Du lịch lữ hành vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ lâu dài. Hiện nay, tại các địa điểm du lịch nổi tiếng, nhân viên hoạt động trong lĩnh vực du lịch lữ hành còn thiếu chuyên nghiệp, thậm chí nhiều người còn bị chê là không đủ kiến thức, thiếu nhiệt huyết với nghề. Trong khi dịch vụ này đòi hỏi ngày một tăng cao về chất lượng. Học du lịch lữ hành ra làm gì?
Cử nhân du lịch lữ hành – trung tâm của chiến lược phát triển du lịch
Nhân lực du lịch lữ hành có vị trí rất quan trọng và ấn tượng khách du lịch có được phụ thuộc rất nhiều vào năng lực và đạo đức nghề nghiệp của họ. Nhưng thật đáng buồn là nguồn nhân lực du lịch lữ hành ở nước ta còn thiếu về số lượng, còn yếu về chất lượng. Không ít nhân sự đã tìm những cách này, cách khác để có được thẻ. Nhưng khi hành nghề họ không giữ được năng lực cũng như phẩm chất của cử nhân du lịch lữ hành.
Học cao đẳng du lịch lữ hành ở đâu?
Học cao đẳng du lịch lữ hành ở đâu? Xét tuyển cao đẳng du lịch lữ hành tại Cao đẳng Công nghệ và thương mại Hà Nội (HTT). Để đáp ứng nhu cầu nhà tuyển dụng, giúp sinh viên có thể làm việc ngay sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Du lịch lữ hành tại HTT được tiếp cận mô hình đào tạo bám sát thực tế công việc. Bên cạnh giáo trình tiến bộ được xây dựng từ những trường đại học danh tiếng và cập nhật liên tục theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, sinh viên sẽ được học tập và thực hành các nghiệp vụ liên quan tại hệ thống phòng thực hành mô phỏng chính xác cấu trúc, chức năng của một khách sạn thực thụ ngay tại trường.
Hơn nữa một thế mạnh tại HTT, sinh viên ngành du lịch lữ hành còn được thực hành và tìm hiểu quy trình làm việc chuyên nghiệp thông qua quá trình thực tập tại các công ty du lịch, Khách sạn, Resort…uy tín đã ký kết thỏa thuận hợp tác cùng trường như: Khách sạn Mariot, Crowne Plaza, Tập đoàn Lotte….
☞ Mọi thông tin vui lòng liên hệ :
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
♦Trụ sở chính
Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Điện thoại | 024.3362.8666
Hotline | 0928.88.99.00 | 0945.88.99.00 | 0996.88.99.00
♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu
Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)
Điện thoại | 024.3767.9555
Hotline |0964.505.509
Email: info@htt.edu.vn
✎ Website chính thức| http://htt.edu.vn/
✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/