Kế toán nội bộ là gì, phải thực hiện những công việc nào?

Kế toán nội bộ là một trong những vị trí quan trọng và cần có tại mỗi công ty, doanh nghiệp. Vậy kế toán nội bộ là làm những việc gì? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn một vài thông tin thật hữu ích.

1.    Kế toán nội bô là gì?
Kế toán nội bộ hay còn được gọi với cái tên là kế toán quản trị.  Người giữ vị trí kế toán nội bộ sẽ có vai trò tập hợp toàn bộ những phát sinh thực tế, từ đó lấy chúng làm căn cứ để kiểm định lỗ, lãi của doanh nghiệp theo tháng, quý và mỗi năm.

2.    Kế toán nội bộ làm những công việc gì?
Bởi vai trò cao cả thế nên công việc của một người làm kế toán nội bộ sẽ khá vất vả. Một vài công việc thường ngày của kế toán nội bộ như:
–    Ghi chép và kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp của các chứng từ kế toán nội bộ sau đó chuyển theo đúng trình tự.
–    Tiến hành hạch toán toàn bộ những chứng từ kế toán nội bộ
–    Lên kế hoạch để lưu giữ những chứng từ nội bộ thật khoa học
–    Lo kiểm soát và phối hợp thực hiện công việc với những người khác
–    Làm các công việc khác được cấp trên giao
Công việc của mỗi kế toán nội bộ là khác nhau phụ thuộc vào tình hình thực tế của mỗi đơn vị, doanh nghiệp.

3.    Kế toán nội bộ có những loại nào?
Tùy vào nhiệm vụ của những người làm công việc kế toán nội bộ mà người ta chia thành:
– Kế toán thu chi
Kế toán thu chi có vai trò giống như một người thủ quỹ. Đảm nhận vị trí này, bạn sẽ phải cập nhật toàn bô tình hình thu – chi và tổng quỹ tiền mặt có sẵn để báo cáo mỗi khi ban lãnh đạo yêu cầu.
– Kế toán kho
Người đảm nhận vị trí kế toán kho sẽ phải hoàn tất các công việc liên quan đến việc xuất nhập hàng về kho đồng thời nắm rõ chi tiết mặt hàng bán chạy, mặt hàng còn tồn kho.
–    Kế toán ngân hàng
Nếu đượ cgiao làm kế toán nội bộ – kế toán ngân hàng thì nhiệm vụ chính của bạn là lập ủy nhiệm chi, rút tiền, chi séc rút tiền… qua những ghi chép tay cuối dùng so sánh lại với sổ sách giấy tờ.
–    Kế toán tiền lương
Tại vị trí kế toán tiền lương bạn cần thực hiên một số công việc như soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý hợp đồng lao động, xây dựng Quy chế lương và các tính lương và thanh toán lương, quản lý và theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…Hi vọng, bài viết đã mang đến cho bạn thông tin hữu ích.

Bài viết liên quan