Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/02

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:“Lương y phải như từ mẫu”.

Sáng ngày 27/02, Ban giám hiệu trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội đã gặp mặt chúc mừng và gửi những lời chúc ý nghĩa nhất tới Cán bộ giảng viên, nhân viên khoa Y Dược – Điều dưỡng nhân ngày thầy thuốc Việt Nam.

Tại buổi gặp mặt, Toàn thể Ban giám hiệu và cán bộ giảng viên Khoa Dược – Điều dưỡng đã cùng nhau ôn lại truyền thống 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam và truyền thống của khoa. Kế thừa và phát huy truyền thống của ngành thầy thuốc, những năm qua, tự hào là người thầy thuốc, các thế hệ cán bộ, giảng viên, nhân viên khối ngành Chăm sóc sức khỏe của Trường luôn đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Trong công tác, chất lượng chuyên môn luôn được giữ vững và không ngừng nâng cao, đạt được nhiều tiến bộ mới, mang tính vững chắc. Khoa Y Dược – Điều dưỡng luôn chủ động đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo. Bên cạnh đó, Bệnh viện luôn chú trọng đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo đối với khối ngành Chăm sóc sức khỏe.

Ban Giám hiệu tặng hoa chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 khoa Y Dược - Điều dưỡng
Ban Giám hiệu nhà Trường tặng hoa chúc mừng ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 khoa Y Dược – Điều dưỡng

Ngày 27/2/1955, nhân dịp tổ chức hội nghị cán bộ y tế, Bác Hồ đã gửi thư cho Hội nghị căn dặn ba điều:

– Trước hết là phải thật thà đoàn kết – Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích.

Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết giữa tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc. Bởi vì công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.

– Thương yêu người bệnh – Người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang.

Vì vậy , cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. “Lương y phải như từ mẫu”, câu nói ấy rất đúng.

– Xây dựng một nền y học của ta – Trong những năm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng.

Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quí báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cưú và phối hợp thuốc “Đông” và thuốc “Tây”.

Do đó ý nghĩa sâu sắc của bức thư này, từ năm 1955, ngày 27 tháng 2 được chọn là Ngày thầy thuốc Việt Nam.

Y đức là phẩm chất tốt đẹp của người làm công tác y tế, được biểu hiện ở tinh thần trách nhiệm cao, tận tuỵ phục vụ, hết lòng thương yêu chǎm sóc người bệnh, coi họ đau đớn như mình đau đớn, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Lương y phải như từ mẫu”. Phải thật thà đoàn kết, khắc phục khó khǎn, học tập vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ, toàn tâm toàn ý xây dựng nền Y học Việt Nam. Y đức phải thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận.

Bài viết liên quan