Kế toán và Quản trị kinh doanh, nên chọn ngành nào?

Trong nhiều năm qua, Kế toán và Quản trị kinh doanh là hai ngành có sức hút nhất trong khối Kinh tế. Có nhiều bạn thí sinh lựa chọn hai ngành này là ngành nghề tương lai. Cùng là khối kinh tế lại được nhiều bạn trẻ quan tâm, nhưng mỗi ngành đêì có những đặc điểm, lợi thế và cơ hội việc làm khách nhau. Vậy trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những khác nhau đó của hai ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh nhé.

ke-toan-va-quan-tri-kinh-doanh-nen-chon-nganh-nao-htt.edu.vn
Kế toán và Quản trị kinh doanh, nên chọn ngành nào
?

Cơ hội việc làm rộng mở của ngành Kế toán

Trước khi chọn học Kế toán, bạn cần hiểu rõ kế toán là gì? Kế toán được hiểu là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân… Với những công việc như vậy, Kế toán là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Phạm vi ảnh hưởng của Kế toán rất rộng, từ các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến toàn bộ nền kinh tế.

Theo thống kê, đến năm 2018, tỷ lệ việc làm của lĩnh vực kế toán sẽ tăng khoảng 22% mỗi năm. Lý do là ở nước ta, có hàng nghìn doanh nghiệp được thành lập hàng tháng, trong khi đó bình quân mỗi doanh nghiệp cần 2-6 kế toán viên. Vì thế, cơ hội việc làm của ngành Kế toán rất lớn.

Vị trí việc làm của người học ngành Kế toán cũng rất đa dạng. Học xong Kế toán, bạn có thể làm chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, thủ quỹ… hoặc bạn cũng có thể làm nhân viên môi giới chứng khoán, quản lý dự án hay nghiên cứu, giảng dạy hoặc làm thanh tra kinh tế.

Quản trị kinh doanh là ngành học năng động nhưng cũng đầy thử thách

Mặc dù chiếm thứ hạng cao về số lượng đăng ký trong mỗi kỳ tuyển sinh. Nhưng có nhiều bạn vẫn chưa hiểu về ngành Quản trị kinh doanh. Có thể hiểu, Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Nhưng có phải cứ học Quản trị kinh doanh ra trường là được làm sếp (hiểu theo nghĩa quản trị chính là quản lý, lãnh đạo)? Vậy xin trả lời luôn là không có một ngành học nào dạy sinh viên ra trường mà có thể làm luôn giám đốc, CEO. Nhưng bạn hoàn toàn có thể làm được điều đó trong tương lai.

Khi mới ra trường, cử nhân ngành Quản trị kinh doanh có thể làm chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng. Hoặc, các bạn có thể vào làm ở một số vị trí khác như: nhân viên kế hoạch đầu tư, nhân viên bộ phận nhân sự, nhân viên bán hàng, nhân viên tổ chức hành chính, nhân viên bộ phận kế hoạch bán hàng, nhân viên phát triển hệ thống, nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu…Nếu đủ điều kiện về kinh tế, bạn cũng có thể tự khởi nghiệp kinh doanh. Còn nếu không theo kinh doanh thì các bạn có thể giảng dạy ngành này tại các trường Cao đẳng – Đại học.

 Trên đây là những thông tin cơ bản của hai ngành Kế toán và Quản trị kinh doanh. Mỗi ngành đều có những cơ hội và thách thức khác nhau, nên việc lựa chọn ngành học nào nên xuất phát từ niềm đam mê, nguồn lực của bản thân. Hãy lựa chọn cho mình một ngành học thật phù hợp để có những bước tiến tốt trong tương lai bạn nhé. Chúc các bạn luôn thành công!

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN TẠI ĐÂY

[ninja_form id=5]

☞  Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
*    Địa chỉ: Số 252 Đường Hạ Hội, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội. ĐT: 024.33.62.8666 – Hotline: 0928.88.99.00

VP Tuyển sinh Hồ Tùng Mậu.

Địa chỉ: P.102, Nhà B, Số 128A, Hồ Tùng Mậu, Mai dịch, Cầu giấy, Hà Nộị. ĐT 024.3767.9555 – Hotline: 0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

✎ Website chính thức| http://htt.edu.vn/

✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

Bài viết liên quan