Đào tạo nguồn nhân lực ngành Du lịch lữ hành nắm bắt xu hướng hội nhập

Du lịch lữ hành là ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta và có nhiều tiềm năng để phát triển tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực chưa qua đào tạo đã ảnh hưởng không nhỏ. Với xu hướng hội nhập kinh tế diễn ra mạnh mẽ, du lịch lữ hành có nhiều cơ hội để phát triển do đó cần quan tâm tới vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Hiện nay nguồn nhân lực ngành du lịch lữ hành còn đối mặt với một số hạn chế:

Hạn chế trong chuyên môn và kỹ năng

Giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch đạt 6.2%/năm, tính đến cuối năm 2015 nhân sự làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch lữ hành đạt hơn 620,000 người. Với tốc độ tăng trưởng được dự báo trên 7%/năm thì giai đoạn tới nhu cầu nhân lực ngành này đòi hỏi trên 900,000 người, và số lao động gián tiếp hơn 1.5 triệu người. Tuy nhiên thực trạng cho thấy nhân lực ngành du lịch lữ hành chưa qua đào tạo chính quy còn chiếm trên 40%, trong khi nhu cầu về cả số lượng và chất lượng nhân lực còn lớn hơn rất nhiều. Các nhà tuyển dụng cho biết sau khi tiếp nhận các ứng viên họ đều phải dành thời gian ít nhất 6 tháng để đào tạo lại và rèn luyện các kỹ năng làm việc trực tiếp. Một trong những điểm yếu là kỹ năng mềm về giao tiếp, làm việc nhóm… và nhất là ngoại ngữ. Các nhà tuyển dụng cho biết chương trình học còn nặng về lý thuyết nên khi bắt tay vào công việc, sinh viên mới ra trường còn bỡ ngỡ và chưa quen.

Học cao đẳng du lịch lữ hành tại trường cao đẳng Công nghệ và thương mại Hà Nội sinh viên sẽ có nhiều cơ hội thực hành, thực tập nên khi ra trường sẽ không còn bỡ ngỡ mà có thể bắt tay ngay vào công việc được giao.

Hội nhập kinh tế là cơ hội lớn giúp ngành Du lịch lữ hành phát triển
Hội nhập kinh tế là cơ hội lớn giúp ngành Du lịch lữ hành phát triển

Khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực trong khối ASEAN thấp

Tại Hội nghị quốc tế về Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN (MRA-TP) tại Indonesia mới đây, các nước trong khối ASEAN đã đạt được sự thống nhất triển khai đầy đủ các nội dung về chuẩn hóa 32 chức danh nghề, 52 văn bằng chứng chỉ. Đây là bước tiến hướng tới chuẩn nghề chung về du lịch trong ASEAN và đăng ký công nhận các lĩnh vực nghề du lịch trong ASEAN. Việc này đồng nghĩa với việc lao động du lịch trong khối ASEAN có thể di chuyển trong khối, đồng thời đặt ra thách thức với lao động trong lĩnh vực du lịch lữ hành tại Việt Nam.

Theo Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Du lịch), có 6 ngành nghề trong lĩnh vực du lịch được công nhận khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) gồm: Buồng, lễ tân, nhà hàng, chế biến món ăn, đại lý lữ hành và điều hành tour. Việc đạt được thỏa thuận MRA-TP vào đầu tháng 8/2016 cho phép mở rộng các ngành nghề khác thuộc lĩnh vực du lịch trong thời gian tới.

Xét tuyển du lịch lữ hành ở đâu?

Cơ hội và thách thức đối với ngành Du lịch lữ hành thời kỳ hội nhập

Hội nhập kinh tế diễn ra sâu và rộng tạo cơ hội cho ngành du lịch lữ hành phát triển, người lao động có nhiều cơ hội làm việc tại nước ngoài hơn, tuy nhiên thách thức đó là nhân sự từ các nước trong khu vực cũng sẽ sang nước ta kiếm việc nhiều. Bài toán đối với các nhà tuyển dụng sao cho không để hiện tưởng “chảy máu” nguồn nhân lực chất lượng cao vào tay các doanh nghiệp nước ngoài. Câu hỏi đối với các cơ sở đào tạo là cần nâng cao chất lượng nhân lực trong nước cả về kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể cạnh tranh lành mạnh với nguồn nhân lực nước ngoài.

 

☞  Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

 Website chính thức| http://htt.edu.vn/

 Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

 

Bài viết liên quan