Điều dưỡng và y tá – Hai tên gọi, một nghề nghiệp

Ngày nay, mỗi khi nói tới ngành y, nói tới bệnh viên, hình ảnh đầu tiên xuất hiện sẽ là những người khoác trên mình chiếc áo blouse trắng, có thể là bác sĩ, là dược sĩ hoặc là y tá. Hình ảnh quen thuộc và gần gũi với tất cả mọi người. Không như bác sĩ và dược sĩ, y tá còn có một tên gọi khác mà chúng ta thường nghe thấy đó là điều dưỡng. Có không ít người cho rằng cao đẳng điều dưỡng là một ngành học khác của khối chăm sóc sức khỏe, hay Điều dưỡng viên là một nghề mới trong ngành y, nhưng sự thật thì điều dưỡng chỉ là một tên gọi mới, một tên gọi chuẩn xác hơn của nghề y tá. Vậy bài viết này sẽ giúp bạn hiểu vì sao lại có sự thay đổi tên gọi như thế.

Điều dưỡng và y tá – Hai tên gọi, một nghề nghiệp
Điều dưỡng và y tá – Hai tên gọi, một nghề nghiệp

Điều dưỡng và y tá – Hai tên gọi khác nhau nhưng cùng một nghề nghiệp

Y tá đã đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân, đặc biệt từ khi nền y học hiện đại du nhập vào nước ta thì y tá thực sự trở thành một nghề nghiệp không thể thiếu trong xã hội.

Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, hình ảnh những con người hết mình chữa trị cho các chiến sỹ không ngại đạn bom trở nên quá đỗi quen thuộc, họ đã góp phần to lớn vào việc giảm bớt tổn thất, mất mát và nỗi đau chiến tranh. “Y tá chẳng những là một nghề nghiệp, mà là một nghĩa vụ. Người Y tá chẳng những giúp chữa bệnh mà còn phải phổ biến vệ sinh. Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc, người Y tá phải gánh một phần quan trọng. Vì vậy, Y tá là chiến sĩ đánh giặc ốm, để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi.” Đây là những lời Bác Hồ viết về những người y tá trong chiến tranh.

Sau khi thống nhất đất nước, các chương trình đào tạo y tá ngày càng được nâng cao và hoàn thiện. Lúc này, người y tá không chỉ giữ nhiệm vụ thực hiện một cách thụ động các y lệnh của bác sỹ mà họ còn nắm giữ vai trò chủ chốt trong việc chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Vì vậy năm 1990, Bộ Y tế đã quyết định đổi tên từ y tá thành điều dưỡng. Đây là bước đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc về chuyên môn và trình độ của người y tá điều dưỡng. Kể từ đó, những người y tá, người điều dưỡng không còn là những người mới chỉ học hết lớp 4, lớp 5 hay được đào tạo từ 9 – 18 tháng như trước nữa mà họ là những “tú tài” tốt nghiệp THPT, được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp trong các trường đại học, cao đẳng điều dưỡng. Không chỉ dừng lại ở đó, trình độ của họ còn có thể tiếp tục học lên đại học, cao học và tiến sĩ tại các trường Đại học, cao đẳng điều dưỡng Hà Nội hoặc các trường trên cả nước.

Các chương trình tuyển sinh ngành điều dưỡng, đặc biệt là các chương trình xét tuyển cao đẳng điều dưỡng hiện nay thu hút rất đông thí sinh. Sau các khóa học, người điều dưỡng không chỉ giỏi trong thao tác chuyên môn mà còn có hiểu biết sâu rộng về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Điều dưỡng viên cũng có thể nắm bắt được tâm lý bệnh nhân và nhanh chóng ứng dụng những công nghệ tiên tiến hiện đại vào ciệc chăm sóc người bệnh.

Ngành điều dưỡng những điều cần biết

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội xét học bạ cao đẳng điều dưỡng

Năm 2017, trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội tiếp tục xét tuyển ngành điều dưỡng theo 2 phương thức sau:

Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia: Thí sinh có điểm thi THPT Quốc gia đạt điều kiện theo quy định của Bộ GD&ĐT

Xét học bạ THPT theo điểm học tập năm lớp 12: Thí sinh có điểm trung bình chung năm lớp 12 đạt 6.5 trở lên

Xem thêm:

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

[ninja_form id=5]

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

 

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

 Website chính thức| http://htt.edu.vn/

 Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

Bài viết liên quan