Hướng dẫn thí sinh xét tuyển hệ Cao đẳng 9+

Nhằm góp phần phân luồng sau THCS, thu hút học sinh học hết lớp 9 vào học nghề, thời gian qua, Bộ Lao động Thương binh và xã hội đã triển khai và cho phép các trường mở rộng mô hình đào tạo hệ 9+. Đối tượng là các bạn học sinh đã tốt nghiệp THCS muốn học nghề ngay đặc biệt là tạo cơ hội học tập cho các bạn học sinh chưa đủ điều kiện tốt nghiệp THPT.

Với ưu điểm giúp thí sinh và người nhà tiết kiệm chi phí, thời gian, có cơ hội tiếp cận với nghề nghiệp sớm hơn so với quá trình học THPT và đăng kí học hệ cao đẳng thông thường; Hệ cao đẳng 9+ đã thu hút được sự quan tâm của nhiều thí sinh và phụ huynh khi con mình đã hoàn thiện chương trình THCS.

Vậy  mô hình đào tạo hệ 9+ là gì; phương thức xét tuyển hệ cao đẳng 9+ ra sao? Những thí sinh nào có đủ điều kiện để tham gia chương trình này và cần lưu ý những điểm gì…?

Theo Cổng thông tin của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và văn hóa sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 và có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng, rút ngắn thời gian đào tạo. Đây là mô hình mà rất nhiều các nước phát triển đã áp dụng như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…

Đối tượng có thể tham gia học hệ cao đẳng 9+ là các bạn học sinh đã tốt nghiệp THCS trở lên hoặc chưa đủ điều kiện tốt nghiệp THPT. Với các thí sinh đã tốt nghiệp THCS, Học sinh sẽ tiếp tục được học chương trình THPT (hệ giáo dục thường xuyên) để đủ điền kiện dự thi kỳ thi tốt nghiệp THTP đồng thời với chương trình học các ngành chuyên môn. Sau hai năm, các bạn hoàn thiện chương trình học trung cấp và hoàn toàn có thể học tiếp lên hệ cao đẳng trong thời gian 1,5 năm. Như vậy, chỉ trong 3, 5 năm người học có thể nhận song song 2 tấm bằng tốt nghiệp: bằng tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên (tương đương với bằng THPT) và bằng trung cấp/cao đẳng chuyên ngành.

Với hệ cao đẳng 9+, nếu làm tốt công tác định hướng nghề nghiệp, xã hội sẽ có một lực lượng lao động trẻ, có kỹ năng và tay nghề tốt, thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội và góp phần giảm bớt tình trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang diễn ra phổ biến ở Việt Nam hiện nay.

 

 

Bài viết liên quan