Liệu sinh viên ngành Công tác xã hội ra trường có bị thất nghiệp ?

Công tác xã hội là chuyên ngành đã và đang có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển bình đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia và nhân loại. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, Công tác xã hội được thừa nhận là một nghề chuyên nghiệp và được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường đại học. Tuy nhiên ở Việt Nam thì Công tác xã hội vẫn là một công việc còn khá mới mẻ. Vậy nhu cầu nhân lực ngành Công tác xã hội chuyên nghiệp ở nước ta hiện nay như thế nào ? Liệu sinh viên ngành Công tác xã hội ra trường có bị thất nghiệp không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi này giúp bạn.

Liệu sinh viên ngành Công tác xã hội ra trường có bị thất nghiệp ?
Liệu sinh viên ngành Công tác xã hội ra trường có bị thất nghiệp ?

Nhu cầu nhân lực ngành Công tác xã hội chuyên nghiệp

Đi cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta những năm gần đây thì khoảng cách giàu nghèo và các vấn nạn xã hội cũng có chiều hướng gia tăng và trở nên phức tạp hơn. Theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, cả nước có hơn triệu người nghèo; 7.5 triệu người cao tuổi; 5.4 triệu người khuyết tật; 1.4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 18.000 người nhiễm HIV; gần 170.000 người nghiện ma túy và hơn 15.000 người hoạt động mại dâm…  Yêu cầu của xã hội đặt ra cho ngành Công tác xã hội lúc này chính là phải đào tạo lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên Công tác xã hội, đồng thời  phải xây dựng đội ngũ cán bộ Công tác xã hội đã qua đào tạo và có trình độ chuyên môn cao nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết của xã hội.

Ngày 25/03/2010, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt  Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt là đề án 32). Theo Đề án 32, từ năm 2010-2020, tổ chức đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng để nâng cao năng lực cho 60.000 cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội. Trong đó cần phải đào tạo và đào tạo lại 35.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học (bình quâng là 3500 người/ năm); Tập huấn kỹ năng cho 25.000 cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội (bình quân 2.500 người/năm. Như vậy, nhu cầu nhân lực có trình độ chuyên môn về CTXH ở nước ta là rất lớn.

cong-tac-xa-hoi-nhung-dieu-can-biet

Tốt nghiệp ngành Công tác xã hội có thể làm việc ở đâu?

Sau khi ra trường, cử nhân ngành Công tác xã hội có trình độ chuyên môn có thể làm việc tại:

  • Các cơ quan quản lý nhà nước thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội
  • Các cơ sở y tế từ trung ương tới địa phương
  • Các cơ sở cung ứng dịch vụ CTXH, các trường học, các trung tâm tham vấn và thực hành CTXH trong các lĩnh vực sức khỏe tâm thần, giáo dục, pháp luật, kinh tế, truyền thông, văn hóa, xã hội, môi trường
  • Các cơ sở nghiên cứu và đào tạo thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, các trung tâm đào tạo, kiểm huấn công tác xã hội.

Học ngành Công tác xã hội ở đâu ?

Theo thống kê năm 2013, cả nước hiện có chưa tới 40 trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên ngành Công tác xã hội. Có thể kể tên một số trường đào tạo ngành này như:

Các trường Đại học: ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH quốc gia Hà Nội, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Công đoàn, ĐH Lao động Xã hội, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh, ĐH Mở TP Hồ Chí Minh, ĐH Khoa học Huế,…

Các trường Cao đẳng: Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Trung ương, Cao đẳng Sư phạm Hà Nam, Cao đẳng Sư phạm Hoà Bình, Cao đẳng Sư phạm Quảng Bình, …

Lời khuyên cho sinh viên theo học ngành Công tác xã hội

Bất kỳ một ngành nghề nào cũng đòi hỏi bạn phải có không chỉ kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà còn cần phải có niềm đam mê với nghề. Đặc biệt với ngành Công tác xã hội, các bạn bạn phải là một người có lòng nhân ái và có trái tim bao dung , bởi bạn sẽ là người giúp đỡ các cá nhân, các nhóm và cộng đồng chịu thiệt thòi trong xã hội để họ tự vươn lên giải quyết những khó khăn trong cuộc sống. Ngoài ra, sinh viên ngành Công tác xã hội cũng cần có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có sức khoẻ để tiếp tục đi trên con đường mà mình đã lựa chọn.

Liên hệ và nộp hồ sơ ĐKXT học ngành công tác xã hội tại Hà nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

 

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

 Website chính thức| http://htt.edu.vn/

✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

[ninja_form id=5]

Các thông tin chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:

Bài viết liên quan