Ngành Công tác xã hội có những đặc điểm gì ?

Nhân viên ngành công tác xã hội là những người trực tiếp làm việc với những đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội (bao gồm mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người già, người khuyết tật, người vô gia cư…), hỗ trợ họ vượt qua những khó khăn gặp phải trong cuộc sống và bảo vệ họ tránh khỏi bị tổn hại..

Vai trò của nhân viên ngành công tác xã hội.

Vai trò của nhân viên thực hiện công tác xã hội là hỗ trợ cho khách hàng – người sử dụng dịch vụ có thể tự giúp chính mình (điều này không giống với quan điểm làm từ thiện). Nhân viên thực hiện công tác xã hội duy trì mối quan hệ khách hàng, hoạt động như người hướng dẫn và người bảo hộ cho thân chủ( đối với những thân chủ không đủ điều kiện pháp lý cần thiết ). Nhân viên nghề công tác xã hội đôi khi cũng sử dụng khả năng chuyên môn của mình để đưa ra những quyết định khó khăn để trợ giúp cho khách hàng sử dụng dịch vụ của mình.

Các lĩnh vực hoạt động tiêu biểu của nghề công tác xã hội

– Công tác xã hội với người cao tuổi;

– Công tác xã hội tại trường học;

– Công tác xã hội với gia đình và trẻ em( bạo lực, lạm dụng…).

– Công tác xã hội tại bệnh viện/trung tâm y tế/trung tâm chăm sóc sức khỏe;

– Công tác xã hội với người khuyết tật;

– Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần;

– Công tác xã hội với những người vô gia cư.

– Công tác xã hội với người nghiện;

Một số công việc tiêu biểu của nhân viên ngành công tác xã hội

– Cung cấp thông tin và hỗ trợ khách hàng và gia đình của họ lựa chọn và sử dụng dịch vụ;

– Cầu nối liên lạc giữa khách hàng và các mối quan hệ liên quan khác;

– Đánh giá và viết báo cáo đánh giá đáp ứng với những tiêu chuẩn chuyên môn;

– Tổ chức và quản lý các hoạt động hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất;

– Phỏng vấn người sử dụng dịch vụ và gia đình để đánh giá và xem xét tình trạng của họ;

– Quản lý, bảo mật hồ sơ khách hàng đáp ứng các yêu cầu thủ tục pháp lý;

– Thu thập, đánh giá và cung cấp chứng cứ liên quan đến khách hàng tại tòa án;

– Xây dựng và quản lý dự án thực hiện công tác xã hội được giao.

Học công tác xã hội làm việc ở đâu

Từ những nội dung miêu tả ở trên cho thấy sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công tác xã hội đáp ứng khả năng làm việc trong môi trường làm việc đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội, tại các cơ quan hành chính trực thuộc ngân sách nhà nước; đến các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước; các cơ sở của tôn giáo, tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực hỗ trợ và phát triển con người…. thuộc nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau như: phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, pháp luật (các trường học, các trung tâm chăm sóc sức khỏe, các mái ấm tình thương, các bệnh viện, các trung tâm bảo trợ xã hội, các chương trình/Dự án phi chính phủ,…). Ngoài ra, các sinh viên cao đẳng công tác xã hội cũng có thể làm các công việc độc lập với vai trò là nhân viên xã hội, nghiên cứu, …

>>>tuyển sinh ngành công tác xã hội

>>>xét tuyển cao đẳng công tác xã hội

Liên hệ và nộp hồ sơ ĐKXT học ngành công tác xã hội tại Hà nội

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

 

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

 Website chính thức| http://htt.edu.vn/

 Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

[ninja_form id=5]

Các thông tin chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây:

 

Bài viết liên quan