Ngành điều dưỡng – Những điều cần biết

Ngày nay, ở hầu hết các nước trên thế giới đều công nhận điều dưỡng là một nghề độc lập, được pháp luật bảo hộ và ở nhiều nước đã xây dựng luật hành nghề điều dưỡng. Trong luật hành nghề đã quy định rõ các quyền và trách nhiệm nghề nghiệp của điều dưỡng viên, đây là một công cụ để giám sát trách nhiệm của điều dưỡng viên trước cộng đồng và xã hội. Để hiểu sâu hơn về ngành điều dưỡng, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin quan trọng về ngành này.

Ngành điều dưỡng – Những điều cần biết
Ngành điều dưỡng – Những điều cần biết

Lịch sử ra đời ngành điều dưỡng

Florence Nightingale (1820-1910) – Bà tổ ngành điều dưỡng

Florence Nightingale được sinh ra trong một gia đình giàu có ở Anh nên từ nhỏ bà đã được tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến. Bà là người thông thạo nhiều ngoại ngữ, đọc nhiều sách triết học, tôn giáo, chính trị. Ngay từ nhỏ, bà đã thể hiện thiên tính và hoài bão được giúp đỡ người nghèo khổ, vì thế khi lớn lên, vượt qua mọi rào cản và sự phản kháng của gia đình để vào học và làm việc tại bệnh viện Kaiserweth (Đức) nǎm 1847. Đến năm 1853, bà tiếp tục học thêm ở Paris (Pháp). Vào những năm 1854-1855, bà đã cùng với 38 phụ nữ Anh khác được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ để phục vụ các thương binh của quân đội hoàng gia Anh khi chiến tranh Crime nổ ra. Tại đây, bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế, nhờ đó tỷ lệ số người chết do nhiễm khuẩn đã giảm từ 42% xuống còn 2% chỉ sau 2 năm.

Florence Nightingale (1820-1910) – Bà tổ ngành điều dưỡng
Florence Nightingale (1820-1910) – Bà tổ ngành điều dưỡng

Với những thương binh hổi đó, hình tượng bà Florence một mình cầm ngọn đèn dầu đi tua, chǎm sóc thương binh vào mỗi đêm đã khắc sâu vào tâm trí mỗi người. Khi chiến tranh chưa kết thúc, bà đã phải trở lại nước Anh. Bà đã bị mất đi khả năng làm việc bởi chính cơn “ sốt Crimea” và sự căng thẳng của những ngày tháng ở mặt trận. Sau đó, bà được dân chúng và những người lính Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khỏe.

Vào năm 1860, vì sức khỏe không đảm bảo để tiếp tục làm việc ở bệnh viện nên bà Florence đã lập ra hội đồng quản lý ngân sách 50.000 bảng Anh để thành lập trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thế giới ở nước Anh. Trường điều dưỡng Nightingale cùng với chương trình đào tạo một năm đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo ngành điều dưỡng không chỉ ở Anh mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Sau đó, Hội đồng điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12 tháng 5 hàng năm (là ngày sinh của bà Florence Nightingale) làm ngày điều dưỡng quốc tế, để tưởng nhớ công lao của bà và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà bà đã dày công xây dựng.

Điều dưỡng là gì?

Điều dưỡng là một nghề độc lập, cùng cộng tác với các bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên và các thành phần trong hệ thống y tế để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng là cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, người làm nghề điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên.

Hiểu ngược lại, Điều dưỡng viên là người phụ trách công tác điều dưỡng, có nhiệm vụ bảo vệ, tối ưu hóa về sức khỏe, dự phòng bệnh và chấn thương; Qua chuẩn đoán và điều trị, điều dưỡng thực hiện nhiệm vụ xoa dịu nỗi đau nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.

>>> Ngành điều dưỡng là gì ? Ra trường làm gì ?

Vị trí ngành điều dưỡng trên thế giới và ở Việt Nam

Trên thế giới, ngành điều dưỡng đã được xếp là một ngành riêng biệt, ngang hàng với các ngành nghề khác. Ngành điều dưỡng cũng đã có nhiều trình độ khác nhau: Trung học, đại học, sau đại học. Và đã có nhiều cán bộ điều dưỡng được cấp bằng tiến sĩ, thạc sĩ…và có nhiều công trình khoa học mà các giáo sư, tiến sĩ hệ điều trị phải coi trọng.

Còn ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là y tá, nghĩa là người phụ tá của thầy thuốc. Ngày nay, khi điều dưỡng đã là một nghề độc lập trong hệ thống y tế thì người điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên. Điều dưỡng viên hiện nay cũng có nhiều cấp bậc, trình độ và đã được quy định cụ thể trong hệ thống ngạch bậc công chức mà Bộ Nội vụ đã quy định.

Ngành điều dưỡng những điều cần biết

Công việc của điều dưỡng viên

* Người chăm sóc

Thúc đẩy sự giao tiếp, hỗ trợ người bệnh bằng hành động, bằng thái độ biểu thị sự quan tâm tới lợi ích của người bệnh là mục tiêu cơ bản của người điều dưỡng. Ngày này, với nhiều máy móc và kỹ thuật hiện đại có thể chăm sóc cho sức khỏe bệnh nhân, nhưng chúng không thể thay thế được sự chăm sóc của điều dưỡng viên bởi những thiết bị này không thể tác động tới cảm xúc và điều chỉnh hành động cho thích ứng với nhu cầu đa dạng của mỗi bệnh nhân.

* Người truyền đạt thông tin

Điều dưỡng viên thông tin với đồng nghiệp và các thành viên khác trong nhóm chăm sóc về kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch chăm sóc cho mỗi người. Ghi chép vào hồ sơ những nhận xét và những thủ thuật đã thực hiện cũng như sự đáp ứng của người bệnh mỗi khi thực hiện một sự can thiệp về chăm sóc. Điều dưỡng viên có thể truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ viết mỗi khi bàn giao ca, mỗi khi người bệnh ra viện, chuyển khoa hay chuyển viện.

* Người tư vấn

Trong quá trình tiếp xúc, điều dưỡng viên sẽ giúp đỡ người bệnh nhận biết và đương đầu với những căng thẳng về tâm lý hoặc những vấn đề xã hội. Ngoài ra, điều dưỡng viên còn phải tập trung động viên, khích lệ người bệnh xây dựng ý thức tự kiểm soát. Việc tư vấn có thể thực hiện với một cá thể hoặc một nhóm người. Để tư vấn hiệu quả đòi hỏi điều dưỡng viên phải có kỹ năng để phân tích tình hình, tổng hợp thông tin, đánh giá quá trình tiến triển của người bệnh sau khi được tư vấn.

* Người biện hộ cho người bệnh

Điều dưỡng viên là người thúc đẩy những hành động tốt đẹp nhất cho người bệnh, bảo đảm cho những nhu cầu của người bệnh được đáp ứng.

Với những thông tin bài viết vừa cung cấp, chắc chắn bạn đã nắm trong tay những kiến thức bổ ích về ngành điều dưỡng. Tuy nhiên để có thể có để đăng ký theo học và theo đuổi ngành này, bạn cần phải tìm hiểu thêm những thông tin như: Ngành điều dưỡng lấy bao nhiêu điểm ? Ngành điều dưỡng thi những môn nào ? Ngành điều dưỡng ra làm việc ở đâu ?… Chúc các bạn thành công!

uu-dai-hoc-phi-2017

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

[ninja_form id=5]

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

 

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

 Website chính thức| http://htt.edu.vn/

 Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

Bài viết liên quan