Để duy trì trật tự của xã hội, Nhà nước đã xây dựng lên hệ thống Luật pháp – Đây là những quy định mà tất cả mọi người, mọi tổ chức buộc phải tuân thủ. Còn nghề luật được hiểu tương đối là nghề của những người có kiến thức nhất định, được làm việc liên quan đến các khía cạnh khác nhau tại tòa án, kiểm sát, cơ quan công quyền pháp lý, cơ quan pháp luật, cơ quan công an, cơ quan thi hành án và một số bộ phận của cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước
Ngày nay, có nhiều lựa chọn hơn cho các bạn muốn theo học ngành Luật: Học chính quy đại học, cao đẳng Luật, học tại chức luật hay học văn bằng 2 tại các trường luật hoặc trường đào tạo ngành luật. Vậy để theo học ngành Luật và làm việc trong ngành cần có điều kiện gì, phẩm chất và kỹ năng như thế nào ?
Triển vọng nghề nghiệp
Ngày nay, học ngành Luật không phải chỉ có thể làm luật sư mà sinh viên ngành Luật sau khi ra trường còn có nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn. Với tính đặc thù của ngành, sinh viên ngành Luật sau khi tốt nghiệp nếu hội tụ đầy đủ các kỹ năng như khả năng lập luận, phân tích thuyết phục cũng như biết cách vận dụng ngôn ngữ và phân tích những tình huống cực kỳ phức tạp thì cơ hội nghề nghiệp của họ sẽ cao hơn so với những người khác.
>>> Học ngành Luật ra làm gì ?
Những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để theo ngành Luật
- Công bằng, trung thực, khách quan: Không chỉ với nghề luật sư mà với ngành luật nói chung thì đây là phẩm chất cốt yếu cần có nếu như bạn muốn theo ngành này. Và mỗi chúng ta đều có quyền lợi như nhau vậy nên người làm luật cần luôn công bằng, dựa vào thực tế, điều kiện xác thực để thực thi luật.
- Tinh thần trách nhiệm cao: Là công việc liên quan đến pháp luật vì thế chỉ cần một sai sót nhỏ có thể sẽ gây ra hậu quả lớn, vì thế để làm việc trong ngành Luật cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm việc phải hết sức mình
- Có khả năng phân tích, tổng hợp cao, tư duy logic, nhanh nhạy trong công việc: Với một lượng lớn hồ sơ, dữ liệu phức tạp yêu cầu người làm luật cần phải có kỹ năng phân tích tốt, sau đó tổng hợp thông tin để có thể nắm bắt được tổng quan sự việc và đưa ra những quyết định chính xác.
- Ăn nói lưu loát, diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ: Người làm trong ngành Luật phải nói nhiều, đặc biệt là người luật sư thì không thể thiếu khả năng này, lời nói của người làm luật phải có tính thuyết phục.
- Có lập trường vững vàng: Người làm luật phải là người có chính kiến của riêng mình, luôn giữ được tư tưởng vững mạnh và phù hợp với điều kiện khách quan, không để bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực,…
Cơ hội việc làm ngành Luật
Cử nhân ngành Luật có thể trở thành chuyên gia pháp lý, làm việc ở nhiều cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu. Hơn thế, bạn cần phải trải qua một khóa đào tạo nghề tại Học viện tư pháp nếu như muốn được Nhà nước bổ nhiệm vào một số chức danh đặc thù như thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, chấp hành viên, công chứng viên. Với mỗi chức sanh khác nhau thì thời gian đào tạo sẽ được quy định khác nhau.
Một số thông tin về Cao đẳng Luật, bạn có thể tham khảo tại đây:
- Ngành Luật là gì ?
- Ngành Luật học những gì ?
- Đăng ký xét tuyển Cao đẳng Luật
- Điểm chuẩn xét tuyển ngành Luật
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
♦Trụ sở chính
Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Điện thoại | 024.3362.8666
Hotline | 0928.88.99.00 | 0945.88.99.00 | 0996.88.99.00
♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu
Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)
Điện thoại | 024.3767.9555
Hotline |0964.505.509
Email: info@htt.edu.vn
✎ Website chính thức| http://htt.edu.vn/
✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/