Nhân lực ngành Công nghệ thông tin cần tăng gấp đôi
Đại dịch COVID – 19, đã thúc đẩy mạnh mẽ trong việc sử dụng các thiết bị và ứng dụng công nghệ tại Việt Nam. Trong đó, ngành Công nghệ Thông tin là ngành hiếm hoi tăng trưởng mạnh trong 2 năm khó khăn vừa qua. Chuyến tháp tùng Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam và Nhật Bản về lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho biết:
”Trong 20 năm; tỉ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến mới đạt 12%. Nhưng chỉ 1 quý trong dịch COVID-19, tỉ lệ này đã tăng gấp đôi, lên 24%. Về việc ứng dụng CNTT trong học tập; Việt Nam có 80% học sinh, sinh viên tham gia học trực tuyến bằng ứng dụng công nghệ. Con số này cao hơn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Châu âu (60%).
Cũng theo ông Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, hiện tại Chính phủ cũng đang hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông để đưa đất nước phát triển hơn nữa. Về nhân lực Công nghệ Thông tin, Việt Nam hiện có khoảng 1 triệu nhân lực. Dự kiến, trong giai đoạn 2025-2030, Việt Nam cần 2-2,5 triệu lao động cho lĩnh vực này. Do đó, Việt Nam sẽ triển khai các chính sách đào tạo như thí điểm xây dựng đẩy nhanh hơn nữa.”
Đào tạo công nghệ thông tin vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Sự cần thiết phải đẩy nhanh tốc độ đào tạo nhân lực ngành để đáp ứng nhu cầu sắp tới của thị trường là thật cần thiết. Tuy nhiên, một trong những thực trạng về đào tạo chất lượng ngành Công nghệ Thông tin hiện nay chỉ đáp ứng 30% nhu cầu của doanh nghiệp. Thống kê báo cáo thị trường về ngành này tại Việt Nam 2021 chỉ ra. Chất lượng đào tạo sinh viên sau tốt nghiệp; đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp hiện đại vẫn còn thấp.
Trong 55.000 sinh viên Đại học – Cao đẳng Công nghệ Thông tin tốt nghiệp hàng năm, chỉ có khoảng 16,500 sinh viên (chiếm 30%) đáp ứng được các kỹ năng; chuyên môn mà doanh nghiệp cần. Đây cũng một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nhân sự; mặc dù năng lực đào tạo rất dồi dào. Từ năm 2018 và dự báo đến cuối năm nay, nhu cầu lao động CNTT vẫn tăng cao liên tục. Nhiều doanh nghiệp để giải bài toán khát nhân lực buộc phải “nhập khẩu” lao động ngành này.
Thống kê từng năm chỉ rõ, năm 2021 Việt Nam cần đến 450.000 nhân lực chuyên về CNTT. Trong khi số lượng lập trình viên hiện tại mới chỉ đạt 430.000 người. Năm 2022, Việt Nam sẽ cần đến 150.000 nhân lực bổ sung, khi thị trường tăng lên 530.000 người. Dự kiến số lượng nhân lực ngành công nghệ thông tin sẽ cần thêm 1, 5 triệu người đến 2,5 triệu người trong 5 -1 0 năm nữa. Công nghệ Thông tin giờ đây “thời đến không cản kịp” là câu nói đúng nhất về ngành.
May đo theo từng vị trí của ngành Công nghệ Thông tin
Với việc cùng Doanh nghiệp chung tay “may đo” theo từng vị trí đối với ngành Công nghệ Thông tin. Sinh viên HTT, ngay từ năm nhất đã được học và làm việc tại doanh nghiệp bằng những dự án. Nhà trường và doanh nghiệp sẽ cùng chú trọng đào tạo các kỹ năng mềm; kiến thức nền tảng và chuyên sâu giúp sinh viên tiệm cận ngay với thị trường lao động. Ra trường không phải mất khoảng thời gian “rơi tự do” định hình, tìm việc, tìm nơi làm việc.
Lầm tưởng về việc làm CNTT
Nhiều học sinh lầm tưởng ngành công nghệ thông tin là gắn chặt với người lập trình… Tuy nhiên cái đó đúng nhưng chưa đủ, những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ có nhiều vị trí khác nhau. Thậm chí, có những vị trí không quá liên quan đến kỹ năng lập trình. Các bạn phải hiểu lập trình chỉ là 1 lĩnh vực trong vô vàn các lĩnh vực của ngành Khoa học máy tính. Cơ cấu nhân sự trong ngành phần mềm, trong đó chỉ 60% là người lập trình; 10% là người phát triển kinh doanh; 5% là thiết kế đồ họa…
Do đó, việc “may đo” để tìm điểm mạnh, mức độ phù hợp của sinh viên theo từng vị trí sẽ giúp định hướng được ngành nghề của mình trong tương lai. Đây là mô hình đào tạo đang thể hiện được tính ưu việt tại HTT. Nhờ vậy mà 100% sinh viên ngành Công nghệ Thông tin sau khi ra trường đều có việc làm ngay sau khi kết thúc thực tập tại doanh nghiệp.