Tìm hiểu ngành công nghệ điện tử – viễn thông

Xã hội ngày càng phát triển theo phương hướng công nghệ hóa hiện đại hóa do đó đồ đạc điện tử và công nghệ là không thể thiếu ở mọi nơi dù là công ty, nhà máy,…

Chương trình giáo dục ngành công nghệ điện tử- viễn thông được áp dụng ở nhiều trường đại học, cao đẳng trong nước ta. Nếu bạn còn băn khoăn điều gì về ngành này hãy tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
htt4
Mục tiêu đào tạo của ngành công nghệ điện tử – viễn thông

Ngành công nghệ này sẽ hướng tới mục tiêu đào tạo cho sinh viên một nền kiến thức cơ bản nhất và phát triển toàn diện và nâng cao của các kĩ thuật tiên tiến trong lĩnh vực điện tử – viễn thông, có khả năng sử dụng và vận hành tất cả các loại máy móc liên quan, sửa chữa, bảo trì nâng cấp và tìm hiểu nghiên cứu về các loại ứng dụng của ngành này trong đời sống.

Chương trình đào tạo của ngành

Ngoài các kiến thức cơ bản ở đại cương thì các sinh viên sẽ còn được giảng dạy thêm các môn như kỹ thuật lập trình, kỹ thuật điện tử, nguyên lý truyển thông,….

Trong quá trình giảng dạy ngoài lí thuyết thì sinh viên sẽ còn được tiếp xúc và làm quen với các thiết bị hơn qua các buổi thực hành. Do yêu cầu của ngành thì việc thực hành và tiếp xúc nhiều hơn sẽ giúp ích rất tốt cho sinh viên trong quá trình đào tạo.

Cơ hội việc làm của ngành

Trong những năm gần đây thì nguồn nhân lực cho các nghành liên quan đến lĩnh vực điện tử – viễn thông hoặc công nghệ thông tin phục cho quá trình phát triển luôn thiếu hụt do cần đáp ứng nhu cầu lớn.

Do đó sinh viên sau khi được đào tạo tại các trường đại học có ngành điện tử – viễn thông trên có cơ hội rất lớn để tìm được việc làm.

Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty và xí nghiệp có liên quan đến điện tử truyền thông, các viện nghiên cứu hoặc các cơ sở giảng dạy và đào tạo chuyên ngành.

Ngoài các địa điểm làm việc trên sinh viên qua đào tạo còn có thể có cơ hội phát triển khi có cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn phát triển ngành công nghiệp điện tử này.

Đội ngũ giảng dạy nhiệt tình

Tại các cơ sở trường đại học hoặc các trung tâm đào tạo chuyên ngành công nghệ kĩ thuật điện tử – viễn thông luôn có một đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp và tận tình giúp đỡ cho sinh viên.

Với chuyên môn và kiến thức vững chắc các thầy cô có thể truyền đạt lại cho các bạn sinh viên và tạo cơ hội phát triển và sáng tạo cho các bạn có khả năng sáng tạo cao.

Qua các thông tin ở trên chúng ta có thể hình dung và nhận ra được tầm phát triển của nghành công nghệ kĩ thuật điện tử – viễn thông trong 1 vài năm tới.

Bài viết liên quan