Học Quản lý xây dựng ra trường làm gì ?

Trong tương lại, nhu cầu xây dựng các công trình giao thông cũng như xây dựng dân dụng và công nghiệp vẫn đang cấp thiết đối với đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, học Quản lý xây dựng đang là một ngành học có rất nhiều cơ hội phát triển dành cho những người có chuyên môn, trình độ cao, khả năng điều hành tốt ..

1. Sinh viên sau học Quản lý xây dựng tốt nghiệp ra trường làm ở đâu? những vị trí nào ?

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân cao đẳng kinh tế xây dựng làm việc tại:

  • Các doanh nghiệp xây dựng công trình;
  • Các công ty tư vấn thiết kế công trình xây dựng;
  • Các cơ quan quản lý ngành xây dựng…

Với các chức danh kỹ thuật viên, giám sát thi công, nhân viên, cán bộ phòng kỹ thuật, kế hoạch, phòng dự án…và có thể quản lý tổ chức sản xuất xây dựng công trình.

  • Tại các công ty tư vấn xây dựng: làm việc tại phòng Kinh doanh, phòng Quản lý dự án, phòng Đấu thầu, phòng Hành chính – Nhân sự, nhân viên lập dự án và thẩm định dự án, …
  • Tại các công ty thi công (nhà thầu): Làm việc tại phòng Kinh doanh, Đấu thầu, Phòng QS, phòng Hành chính – Nhân sự, phòng Vật tư, phòng Đảm bảo chất lượng (QA), phòng Kiểm soát chất lượng (QC), nhân viên theo dõi khối lượng công trường…
  • Tại Ban Quản lý dự án các địa phương: làm việc tại tất cả các bộ phận trong Ban Quản lý dự án;
  • Làm phụ trách các công tác thanh quyết toán trong Phòng Kế Hoạch – Tài Chính Quận, Kho bạc Quận, Sở Tài Chính, Sở Kế Hoạch – Đầu Tư, …
  • Làm việc tại các Phòng Đầu Tư, Phòng Dự án của các chủ đầu tư bất động sản với nhiệm vụ quản lý dự án, quản lý tài chính, quản lý chất lượng……
  • Làm việc tại các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Phòng kinh doanh, Phòng marketing, Phòng kỹ thuật, Phòng đấu thầu…với các công việc như: tư vấn về lập và đánh giá dự án, lập hồ sơ thiết kế tổ chức thi công, tổ chức các hoạt động trên từng giai đoạn chuẩn bị và thực hiện dự án như đấu thầu, triển khai thiết kế, thi công, bàn giao nghiệm thu và thanh quyết toán công trình

Qua thời gian tích lũy kinh nghiệm cộng với nền tảng kiến thức có sẵn, cơ hội tiến đến những vị trí, cấp bậc cao hơn như Giám đốc dự án hoặc tự mở doanh nghiệp xây dựng riêng sẽ đến và mức thu nhập khi đó có thể sẽ là điều khiến nhiều người phải mơ ước.

2. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:

Sau khi học Quản lý xây dựng ra trường, sinh viên có khả năng tự học hỏi và nghiên cứu, tìm hiểu trong môi trường công tác để nâng cao trình độ kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng trong tổ chức kinh tế xây dựng, đáp ứng đòi hỏi trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngoài ra sinh viên có thể tiếp tục học Quản lý xây dựng ở trình độ cao hơn (ở bậc Đại học) để hoàn thiện kiến thức, tăng thêm năng lực tư duy, đảm nhận được công việc lập dự án các công trình phục vụ ngành xây dựng.

3. Địa điểm nộp hồ sơ Đăng ký xét tuyển ngành học Quản lý xây dựng tại Hà Nội

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

 

♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

 Website chính thức| https://htt.edu.vn/

 Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY

[ninja_form id=5]

Bài viết liên quan