Bắt đầu tự học lập trình từ năm 9 tuổi, với hai mươi lăm năm kinh nghiệm trong ngành phát triển phần mềm, một lập trình viên đến từ The Toggl team đưa ra 7 lời khuyên hữu ích cho bất kỳ lập trình viên nào.
Trong ký ức, vào năm tôi khoảng 8 hay 9 tuổi, đó là lần đầu tiên tôi chạm tay vào những dòng code bằng một chiếc máy MSX cũ kỹ của anh trai tôi, khi tôi lục lọi lại đống đồ cũ trên nhà kho. Và cho mãi đến sau này, tôi mới biết được đó không phải là sự tình cờ.
Anh trai tôi, trong những lần thấy tôi ngồi hàng giờ liền sau lưng khi anh làm việc và lén đọc những cuốn sách về lập trình của anh ấy (Thật ra khi đó tôi chỉ đang xem những hình ảnh đẹp về lập trình game trong đó). Anh ấy đã cố tình bỏ máy MSX cùng một cuốn sách về lập trình cơ bản vào một thùng các tông và sau đó gợi ý để tôi tình cờ nhận được món quà ấy.
Chương trình hoàn chỉnh đầu tiên của tôi được viết dưới sự giúp đỡ của anh ấy rất đơn giản: “Bạn nhập tên bạn và nó sẽ hiển thị lại như vậy”.
Phải rất lâu sau này, khi tôi biết đến khái niệm chương trình con và nó đã hoàn toàn thay đổi cái nhìn của tôi về lập trình. Điều tuyệt vời là bạn có thể sử dụng những thứ bạn đã viết sẵn và có sẵn. Đó cũng là lúc tôi thấy yêu và thấy được ý thức của mình với nghề lập trình viên.
Kinh nghiệm của hơn 25 năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, từng được tham gia rất nhiều dự án, lớn có, nhỏ có, tôi hi vọng rằng những chia sẻ sẽ mang lại những bài học hữu ích cho những ai muốn học lập trình hoặc phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực công nghệ phần mềm.
Không nên tạo thêm rắc rối mà cần giải quyết vấn đề triệt để.
Đây là một thực tế hết sức cần thiết. Khách hàng yêu cầu ở chúng ta – những người lập trình viên sự thoải mái, giải quyết các vấn đề của họ, làm cho cuộc sống của họ dễ dàng hơn. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên và cũng là nguyên tắc hàng đầu của một lập trình viên đó là hãy chủ động giải quyết mọi thứ.
Nếu bạn thấy máy tính của mình gặp trục trặc về phần mềm thì thông thường máy tính sẽ có những thông điệp gửi tới bạn, để bạn biết có điều gì đó không ổn đang xảy ra với nó. Áp vào nguyên tắc đầu tiên, bạn hãy thử cố giải quyết vấn đề trước khi nhờ đến giúp đỡ của người khác, hãy đọc kĩ các thông điệp báo lỗi và tất nhiên bạn có thể tra google và cố debug. Còn nếu đã cố hết sức mình và không thành công hãy cầu nguyện và nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.
Kiểm tra lại và chạy thử tất cả mọi thứ
Tập kiểm tra mọi thứ một cách kĩ lưỡng cũng như chạy thử chương trình là một thói quen bạn cần học. Tất cả mọi thứ thể hiện nỗ lực của bạn trong việc đảm bảo rằng những điều bạn viết ra rất tốt mà không làm triệt tiêu những thứ bạn sẵn có.
Kinh nghiệm xương máu của tôi đó đó là dù có bất kì thay đổi nào trong chương trình, dù đó là thay đổi lớn hay thay đổi nhỏ , bạn vẫn cần phải chạy thử. Hãy kiểm tra thật kỹ trước khi đưa nó vào hoạt động chính thức. Đồng thời bạn có thể nhờ những người có kinh nghiệm kiểm tra trước khi đi vào hoạt động bởi họ là những người có thể dễ dàng nhìn thấy những lỗi sai của bạn.
Quy trình làm việc ở Toggl có những bước này. Trước hết chúng tôi xem kĩ các dòng code của nhau trước khi hoàn thiện và chính thức đưa vào hoạt động.
Tóm lại, cẩn thận là một nguyên tắc cần thiết, giúp bạn tránh được những sai sót có thể tránh được. Các vấn đề gặp phải của khách hàng với chương trình của bạn sẽ rắc rối hơn việc bạn chạy thử chương trình. Nếu chúng ta không tìm ra lỗi của chương trình, khách hàng sẽ tự tìm hoặc tìm đến một nguồn giúp đỡ khác. Điều đó khiến cho khách hàng không vui và mọi chiều hướng của sự việc sẽ tệ hơn.
Không nên quá tin vào trí nhớ của bạn
Bạn đã từng lâm vào tình trạng nhìn một đống code nhảm nào đó và thắc mắc về sự thông minh của tên tác giả, rồi tẽn tò nhớ ra bạn chính là tác giả của chúng chưa ?
Nếu chưa thì hãy đợi đi.
Khi viết code, bạn không chỉ viết code để cho riêng máy tính hiểu, mà bạn cũng phải viết làm sao cho người đọc thấy dễ hiểu. Điều này thì thật không dễ, nhưng nếu được thì lợi ích lại không hề nhỏ: Dễ dàng theo sát code, dễ phát hiện bugs (nếu có), thuận tiện cho các developers khác nữa.
Vì bạn chẳng thể nào nhớ hết được tất cả mọi thứ, vì thế bạn nên tập thói quen, lưu trự lại những tài liệt hoặc đoạn codebase mà bạn đã biết, biết đâu một lúc nào đó bạn cần mở nó ra để xem lại.
Bạn đâu phải là Supperman
Khi mới học code, tôi rất tin tưởng vào sức mạnh bản thân mình: Tôi thường thức tới sáng, làm việc quá giờ và không nghỉ lễ. Lúc đó, tôi đã nghĩ rằng làm như vậy là tôi ngầu lắm và vui nữa. Nhưng công ty của tôi thì không. Với các công ty mà tình trạng nhân viên làm việc cố quá sẽ dẫn tới hiệu quả tức thời nhưng mang lại hậu quả lâu dài: Thời gian tiêu tốn tỉ lệ nghịch với năng suất làm việc – bạn ôm đồm cả đống dự án nhưng không hoàn thành kịp tiến độ, đương nhiên cái này bị chậm trễ sẽ kéo theo cả những cái khác. Và thế là công ty chọn cho tôi một giải pháp bằng cách tặng tôi một vé nghĩ dưỡng dài hạn và mãi mãi bên ngoài công ty – Giải quyết vấn đề, không phải tạo thêm rắc rối.
Tôi đã phải mất một khoảng thời gian, đổi qua một vài công ty thì mới hiểu được việc cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Bạn sẽ chẳng bao giờ hoàn thành được tất cả công việc nếu bạn cứ cố gắng làm tất cả mọi thứ. Overtime quá nhiều không phải là giải pháp tốt, ngược lại nó còn làm đảo lộn cuộc sống của chúng ta. Lâu dần, bạn sẽ thấy cực kỳ áp lực mỗi khi đi làm, vì có quá nhiều việc bạn cần phải làm trong khi quỹ thời gian của bạn có hạn
Hình thức chỉ là một phần nhỏ, đừng quá chú trọng
Bạn có thể chú trọng một chút vào hình thức nếu bạn có nhiều thời gian. Nhưng nếu deadline chỉ còn cách bạn vài phân thì việc mà cần ưu tiên hàng đầu lúc này chính là hoàn thành chương trình, bởi lập trình viên (Programmer) là người giải quyết vấn đề, xử lý rắc rối chứ không phải người viết code đẹp.
Những thứ đã có sẵn thì đừng để tốn thời gian với nó
Thật vui cho bạn khi hầu hết mọi thông tin bạncần ngày nay đều có trên các thư viện, diễn đàn và Blog.
Điều khiến bạn trở nên giỏi hơn không phải là việc bạn ngồi đó code lại những điều bạn đã biết mà là ở cách tư duy logic trong quá trình làm việc của bạn. Vì vậy, tôi khuyên bạn một điều, đừng dành quá nhiều thời gian vào những việc chân tay. Trước khi bắt đầu code, hãy kiểm tra một lượt bằng cách search google và đảm bảo rằng những thứ bạn sắp thực hiện, nó chưa từng có trên đấy. Còn nếu đã có rồi, tại sao bạn phải mất thời gian ngồi code lại trong khi bạn hoàn toàn có thể copy và paste ?
Bạn cần hiểu rõ các công cụ bạn sử dụng
Các công cụ được phát minh ra là để giải quyết vấn đề. Mỗi công cụ đó có các chức năng đặc thù riêng và chúng chỉ phát huy hiệu quả công việc tối đa khi bạn biết cách sử dụng đúng chức năng ấy. Do đó, tìm hiểu kỹ các phần mềm, các tools trước khi sử dụng không bao giờ là thừa.
Một khuyên cho bạn là hãy tham gia vào các diễn đàn về lập trình, lắng nghe và đặt ra các câu hỏi, họ sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất. Đôi khi, bạn nghĩ bạn đã hiểu rất rõ một tools nào đó, nhưng có chắc là bạn đã nắm hết tất cả và đấy là tools tốt nhất. Không thể nói chắc được, bởi có đôi khi có những tools khác tốt hơn mà bạn chưa từng sử dụng, vậy tại sao không lắng nghe những lập trình ciên đi trước bạn cho bạn lời khuyên ?
Học hỏi không bao giờ là thừa. Trở thành một lập trình viên giỏi không hề dễ dàng. Hãy tìm một người thầy trong ngành lập trình vì đây là cách tốt nhất và nhanh nhất để giúp bạn trở nên giỏi hơn. Không sách vở nào có thể chỉ bảo bạn cụ thể hơn những lời chỉ dạy của người đó. Ở đây, tôi không khuyên bạn quay lại các lớp học hoặc ngồi hàng giờ liền trong giảng đường, với ngành lập trình, muốn giỏi thì trước tiên cứ lao vào máy tính, sai thì sửa, sửa không được hãy hỏi người đi trước. Chẳng có code nào mà không có lỗi và cũng chẳng có bất kỳ hệ thống nào là an toàn cả. Nói tóm lại, muốn trở thành lập trình viên giỏi thì đứng bao giờ dừng học và bằng lòng với những kiến thức hiện tại.
Quyền lợi sinh viên được hưởng khi tham gia học tập tại trường
- Phương trâm đào tạo của trường: NÓI KHÔNG VỚI THẤT NGHIỆP; 100% sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp với thu nhập từ 80 triệu/năm nhóm các ngành du lịch, khách sạn, chế biến món ăn…;
- Sinh viên ĐƯỢC THAM GIA các chương trình giao lưu với sinh viên quốc tế, thực tập tại doanh nghiệp nước ngoài( Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…);
- Sinh viên ĐƯỢC NHẬN ƯU ĐÃI khi tham gia làm việc tại nước ngoài với các doanh nghiệp, tập đoàn do Công ty XKLĐ của Trường ( GLOTECH) giới thiệu;
- Sinh viên ĐƯỢC NHẬN ƯU TIÊN xét cấp học bổng toàn phần AOYAMA (tổng giá trị học bổng tương đương 800 triệu/3 khóa học) khi tham gia học tại trường (sinh viên được tài trợ toàn bộ tiền kinh phí học tập, chỗ ở, tạo cơ hội việc làm thêm tại Nhật Bản). Năm 2016, Tập đoàn kết hợp với Nhà trường đã cấp 12 suất học bổng toàn phần cho sinh viên ngành Điều Dưỡng và Công tác xã hội của trường;
- Sinh viên ĐƯỢC THAM GIA chương trình đào tạo tiếng Đức tại trường phục vụ du học chuyên sâu ngành Điều Dưỡng;
- Nhà trường có ký túc xá, căng tin, sân bóng đá – bóng chuyền đáp ứng các hoạt động của sinh viên;
- Sinh viên ĐƯỢC HỌC LIÊN THÔNG Đại học sau khi tốt nghiệp;
- Con em gia đình chính sách được miễn giảm học phí, được hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng CSXH khi nhập học theo quy định hiện hành.
✎ ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN
[ninja_form id=5]
✠ Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội thông báo tuyển sinh các hệ:
Tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy
Tuyển sinh hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng chính quy
Tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp
✠ Trường Tuyển sinh Các khối ngành đào tạo:
- Tuyển sinh ngành Dược
- Tuyển sinh ngành Điều Dưỡng
- Tuyển sinh ngành Y sĩ Đa khoa
- Tuyển sinh ngành Xây dựng Công trình
- Tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng
- Tuyển sinh ngành Xây dựng dân dụng
- Tuyển sinh ngành Điện tử – Tự động hóa
- Tuyển sinh ngành Điện tử Viễn Thông
- Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin
- Tuyển sinh ngành Công tác xã hội
- Tuyển sinh ngành Hướng dẫn viên du lịch
- Tuyển sinh ngành Chế biến món ăn
- Tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn
- Tuyển sinh ngành Kế toán
- Tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng
- Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh
- Tuyển sinh ngành Dịch vụ Pháp lý
☞ Mọi thông tin vui lòng liên hệ :
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
♦Trụ sở chính
Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Điện thoại | 024.3362.8666
Hotline | 0928.88.99.00 | 0945.88.99.00 | 0996.88.99.00
♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu
Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)
Điện thoại | 024.3767.9555
Hotline |0964.505.509
Email: info@htt.edu.vn
✎ Website chính thức| http://htt.edu.vn/
✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/