Kháng thuốc kháng sinh là chủ đề được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liên tục cảnh báo trong nhiều năm qua và đây cũng là thách thức lớn đặt ra cho ngành Dược nói chung và cho các nhà sản xuất và cung cấp dược phẩm nói riêng, trong đó phải phải kể đến hai vấn đề quan trọng: Chống hàng giả và phát triển bền vững.
Chống hàng giả và phát giả và phát triển bền vững là hai trong sáu nội dung then chốt của lộ trình phòng chống đề kháng kháng sinh trên toàn cầu mà GSK đại diện 13 công ty dược phẩm hàng đầu đã đưa ra tại UNGA hồi tháng 9/2016.
Cuộc chiến chống hàng giả trong ngành Dược
Theo ước tính của WHO, chiếm khoảng 28% lượng thuốc giả toàn cầu, kháng sinh là một trong những loại thuốc bị làm giả nhiều nhất. Trong đó, chiếm khoảng 50% lượng thuốc kháng sinh giả là nhóm thuốc giả kháng sinh ho beta-lactam, bao gồm cả penicillin và amoxicillin.
Châu Phi và Châu Á là 2 châu lục chỉ tiêu thụ 10.6% lượng thuốc toàn cầu nhưng tỷ lệ lượng thuốc kháng sinh giả và kém chất lượng xâm nhập vào các khu vực này lại cao hơn nhiều so với tỷ lệ dân số. Với tỷ lệ tăng 16% mỗi năm, thị trường dược phẩm tại Việt Nam được đánh giá có mức tăng trưởng cao trong khu vực Đông Nam Á, tổng tiêu thụ thuốc khoảng 3.3 tỷ USD, có thể là “miếng đất tiềm năng” của dược phẩm giả.
Phát triển hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc/đa kháng thuốc, gây độc và các tác dụng không mong muốn cho cơ thể, điều trị bệnh không hiệu quả… là những nguy hại mà thuốc gây ra. Vì thế, để bảo vệ quyền lợi bệnh nhân không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới, GSK chủ động tham gia cuộc chiến chống hàng giả, bên cạnh những cam kết về chất lượng sản phẩm.
Bước đầu tiên cần thực hiện để phòng tránh hàng giả là chuẩn hóa các biện pháp và mẫu đóng gói chính hãng. GSK đã tập trung đầu tư vào các giải pháp công nghệ như kỹ thuật in chìm, hình ảnh 3 chiều, kỹ thuật mã hóa, nhận diện kỹ thuật số,…Các nền tảng kỹ thuật có sẵn này được GSK cẩn trọng xem xét về khả năng ứng dụng
Chuẩn hóa các biện pháp và mẫu đóng gói chính hãng là những bước cần thực hiện để phòng tránh hàng giả. GSK đã đầu tư vào các giải pháp công nghệ như hình ảnh 3 chiều, kỹ thuật in chìm, kỹ thuật mã hóa, nhận diện kỹ thuật số,… Tùy theo tình hình kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng và chi phí cơ bản của mỗi quốc gia, GSK sẽ cẩn trọng xem xét về khả năng ứng dụng các nền tảng kỹ thuật có sẵn này.
Trong cuộc chiến chống hàng giả, việc thể hiện trách nhiệm cao ngay từ công đoạn sản xuất của các công ty dược phẩm cùng với việc thắt chặt trong quản lý thuốc của cơ quan nhà nước, sẽ giúp bệnh nhân tăng cơ hội tiếp cận thuốc kháng sinh đúng chất lượng.
Sáng kiến phát triển bền vững
Những năm vừa qua, ngành Dược liên tục đẩy mạnh các nỗ lực về công nghiệp xanh và phát triển bền vững. Với vai trò là một trong những tập đoàn dược phẩm hàng đầu của ngành dược phẩm, GSK cũng đẩy mạnh những cam kết sử dụng quy trình và nguyên liệu xanh trong sản xuất các hoạt chất dược phẩm và thành phẩm.
Nhằm bảo vệ môi trường, GSK cam kết cho đến năm 2020 sẽ giảm 25% khí thải carbon, tiết kiệm 20% lượng nước tiêu thụ và giảm được 50% chất thải so với năm 2010
Năm 2012, nhận thấy công nghệ lên men có ưu thế vượt hơn các quy trình hóa học trong việc sản xuất amoxicillin, vì thế GSK đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất men tại Singapore. Công nghệ này giúp giảm 25% dấu vết carbon (Carbon footprint) tương đương với 36.000 tấn carbon dioxide hay 7.660 xe hơi thải ra trên đường mỗi năm.
Hiện nay, GSK là công ty dược phẩm duy nhất đạt được tiêu chuẩn Carbon và nước của Carbon Trust cho những hoạt động cắt giảm khí thải carbon và sử dụng nước trên toàn cầu. Đồng thời, GSK cũng đang dẫn đầu chỉ số tiếp cận thuốc lần thứ 5 liên tiếp, giữ vai trò tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, chính sách giá, sản xuất, phân phối thuốc và quyên góp thuốc.
Xem thêm:
>>> Cơ hội việc làm ngành Dược
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY
[ninja_form id=5]