Đạt điểm tuyệt đối môn địa lý chỉ với 5 từ khóa

Hiện nay, nhiều bạn vẫn cho rằng địa lý là môn học thuộc nên vẫn học một cách máy móc trước mỗi kỳ thi. Điều này dẫn đến, các bạn chỉ tái hiện lại kiến thức một cách thụ động khi làm bài thi môn này. Và khi gặp các câu hỏi mở, câu hỏi cần vận dụng kiến thức thì các bạn lúng túng không làm được bài, tất nhiên kết quả bài thi của các bạn không tốt. Vì thế, để giúp bạn ôn thi và đạt điểm tuyệt đối môn địa lý trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới, trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội đưa ra 5 từ khóa mà các bạn thí sinh cần ghi nhớ.

Đạt điểm tuyệt đối môn địa lý chỉ với 5 từ khóa
Đạt điểm tuyệt đối môn địa lý chỉ với 5 từ khóa

Cần nắm vững cấu trúc đề thi môn địa lý

Để đạt điểm tuyệt đối môn địa lý, trước hết các bạn cần phải nắm được cấu trúc của đề thi. Theo thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấu trúc đề thi năm nay không thay đổi nhiều so với năm ngoái, nhưng  sẽ tăng thêm các câu hỏi vận dụng để phân loại thí sinh.

Việc nắm vững cấu trúc đề thi sẽ giúp các bạn định hướng kiến thức, biết được phần nào các bạn cần phải học kĩ, phần nào cần sử dụng nhiều kiến thức vận dụng vào thực tiễn. Do đó, nắm vững cấu trúc đề thi là điều cực kỳ quan trọng.

Học phần lý thuyết

Khi học một bài, hoặc theo câu hỏi, các bạn nên học theo các “từ khóa” tức là các bạn gạch theo từ “chìa khóa”, từ đó các bạn có thể vận dụng Atlat hoặc những hiểu biết của mình để triển khai các ý theo từ “chìa khóa” đó.

Ví dụ, khi học về phần đặc điểm dân cư nước ta, các từ khóa mà bạn cần nhớ là: Đông, tăng nhanh, trẻ, nhiều dân tộc. Sau đó, vận dụng Atlat để chứng minh:

Đông: Các bạn khai thác biểu đồ trong Atlat dân số sau đó đưa ra số liệu để chứng minh dân số đông, hoặc số liệu cập nhật dân số hiện nay…

Tăng nhanh: Các bạn thí sinh có thể dựa vào biểu đồ sự phát triển dân số nước ta để tính trung bình dân số tăng mỗi năm là bao nhiêu.

Trẻ: Để chứng minh các bạn có thể sử dụng tháp dân số

Nhiều dân tộc: Dựa vào bản đồ các dân tộc…

Tương tự với các nội dung khác, các bạn có thể làm như vậy. Phương pháp này giúp các bạn vừa có thể nhớ nhanh, vừa rèn luyện được những kỹ năng khai thác Atlat, vừa rèn luyện được kỹ năng nhận xét và giải thích biểu đồ.

Kỹ năng biểu đồ

Khi vẽ biểu đồ, ngoài những yêu cầu cơ bản, các bạn cần chú ý tới tính thẩm mỹ và tính chính xác. Vậy để biểu đồ đảm bảo được hai yêu cầu này, các bạn nên vận dụng một số kiến thức toán học, ví dụ:

Biểu đồ tròn: Các bạn nên tính độ bằng cách lấy số %* 3,6 sau đó dùng thước đo độ để vẽ chính xác các đối tượng.

Biểu đồ miền: Các bạn nên để trục tung biểu đồ là 10 cm, sau đó chỉ cần dùng thước đánh dấu vào từng năm để phân chia các đối tượng theo tỉ lệ tương ứng là 1% = 1mm. Chia từ dưới lên đối với đối tượng đầu tiên, đối tượng trên cùng chia từ trên xuống.

Ví dụ ngành nông nghiệp là 40%, công nghiệp 30%, dịch vụ 30% thì các bạn đặt thước vào chia ngành nông nghiệp từ dưới lên là 4cm, ngành dịch vụ từ trên xuống là 3cm, còn lại là của ngành công nghiệp.

Đối với trục hoành, chia khoảng cách năm, các bạn để là 12cm rồi sau đó lấy 12 chia cho tổng số năm từ năm đầu đến năm cuối. Ví dụ: Cho bảng số liệu cơ cấu của ngành nông – lâm – ngư nghiệp theo các năm 1995, 1999, 2005, 2010, 2015. Từ năm 1995 đến năm 2015 là 20 năm, các bạn thực hiện phép chia 12/20=0.6 cm.

Từ phép tính có thể thấy, mỗi năm cách nhau một khoảng là 0.6 cm; sau đó các bạn tính từ năm 1995 – 1999 là 4 năm* 0.6 cm = 2.4 cm, tương tự với cách tính này, các bạn tính ra các khoảng cách còn lại và các bạn sẽ được một biểu đồ chính xác về khoảng cách năm.

Biều đồ đường: Các bạn làm tương tự biểu đồ miền để chia khoảng cách năm.

dat-diem-tuyet-doi-mon-dia-ly-htt.edu.vn

Sử dụng Atlat khi làm bài thi môn địa lý

Đã có rất nhiều thầy cô chia sẻ kinh nghiệm về phần này trên các trang báo, các bạn có thể tham khảo thêm. Bên cạnh đó, các bạn cần lưu ý một số ý sau: Khi sử dụng Atlat, các bạn nên dùng giấy nhớ ghi vào từng trang Atlat xem trang đó mình có thể khai thác được nội dung gì. Hiện nay, có nhiều câu hỏi chỉ cần các bạn biết cách vận dụng các trang Atlat thì có thể khai thác được một lượng kiến thức tương đối.

Ví dụ, các bạn có thể vận dụng các bản đồ về khí hậu, hệ thống sông, hệ động thực vật, đất, khoáng sản…trong Atlat để trả lời câu hỏi về thế mạnh tự nhiên của một vùng kinh tế.

Một chú ý nữa đó là khi sử dụng Atlat, các bạn phải nắm chắc các kĩ năng nhận xét và giải thích biểu đồ, bởi đó là một kênh thông tin cực kì quan trọng trong việc đưa ra các số liệu chứng minh cho luận điểm của mình

Kỹ năng làm bài môn địa lý

Các bạn cần kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng học tập để làm bài trước khi vào phòng thi, các đồ dùng cần dùng khi thi môn địa lý như: máy tính, thước kẻ, thước đo độ, compa, Atlat

Trước khi làm bài thi, các bạn hãy lập một đề cương những ý chính cho từng câu. Việc làm này sẽ giúp các bạn không bị thiếu ý, không bị lúng túng và thêm tự tin khi gặp vấn đề khó.

Khi làm bài, hãy làm những câu dễ trước, các bạn cũng nên chú ý đến cấu trúc điểm của các câu để phân bổ thời gian sao cho hợp lý, tránh việc lạm dụng thời gian vào một câu nào đó mà mình tâm đắc mà quên mất điểm số các câu khác cao hơn làm mình mất điểm số không đáng có.

Đối với những câu sử dụng Atlat, các bạn phải xem thật kỹ, tránh bỏ sót ý và mất điểm đáng tiếc ở phần này. Các bạn cũng cần nắm vững các kỹ năng phân tích biểu đồ bởi xu hướng năm nay có thể sẽ phải khai thác kiến thức từ các biểu đồ trong Atlat.

Riêng với câu biểu đồ: Các bạn chú ý đầy đủ những yêu cầu của biểu đồ, vì thiếu một yếu tố sẽ bị trừ 0,25 điểm. Nhất là, phần xử lý số liệu phải chú ý sao cho thật chính xác, mặc dù nó thường chỉ được 0.5 điểm nhưng nếu làm sai thì phần vẽ, nhận xét sẽ không chính xác và các bạn sẽ bị trừ hoặc không được điểm nào.

Quyền lợi sinh viên được hưởng khi tham gia học tập tại trường

  • Phương trâm đào tạo của trường: NÓI KHÔNG VỚI THẤT NGHIỆP; 100% sinh viên có việc làm ngay khi tốt nghiệp với thu nhập từ 80 triệu/năm nhóm các ngành du lịch, khách sạn, chế biến món ăn…;
  • Sinh viên ĐƯỢC THAM GIA các chương trình giao lưu với sinh viên quốc tế, thực tập tại doanh nghiệp nước ngoài( Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc…);
  • Sinh viên ĐƯỢC NHẬN ƯU ĐÃI khi tham gia làm việc tại nước ngoài với các doanh nghiệp, tập đoàn do Công ty XKLĐ của Trường ( GLOTECH) giới thiệu;
  • Sinh viên ĐƯỢC NHẬN ƯU TIÊN xét cấp học bổng toàn phần AOYAMA (tổng giá trị học bổng tương đương 800 triệu/3 khóa học) khi tham gia học tại trường (sinh viên được tài trợ toàn bộ tiền kinh phí học tập, chỗ ở, tạo cơ hội việc làm thêm tại Nhật Bản). Năm 2016, Tập đoàn kết hợp với Nhà trường đã cấp 12 suất học bổng toàn phần cho sinh viên ngành Điều Dưỡng và Công tác xã hội của trường;
  • Sinh viên ĐƯỢC THAM GIA chương trình đào tạo tiếng Đức tại trường phục vụ du học chuyên sâu ngành Điều Dưỡng;
  • Nhà trường có ký túc xá, căng tin, sân bóng đá – bóng chuyền đáp ứng các hoạt động của sinh viên;
  • Sinh viên ĐƯỢC HỌC LIÊN THÔNG Đại học sau khi tốt nghiệp;
  • Con em gia đình chính sách được miễn giảm học phí, được hỗ trợ thủ tục vay vốn ngân hàng CSXH khi nhập học theo quy định hiện hành.

 

ĐĂNG KÝ TUYỂN SINH TRỰC TUYẾN

[ninja_form id=5]

 

✠ Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội thông báo tuyển sinh các hệ:

Tuyển sinh hệ cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Liên thông Trung cấp – Cao đẳng chính quy

Tuyển sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp

✠ Trường Tuyển sinh Các khối ngành đào tạo:

  • Tuyển sinh ngành Dược
  • Tuyển sinh ngành Điều Dưỡng
  • Tuyển sinh ngành Y sĩ Đa khoa
  • Tuyển sinh ngành Xây dựng Công trình
  • Tuyển sinh ngành Quản lý xây dựng
  • Tuyển sinh ngành Xây dựng dân dụng
  • Tuyển sinh ngành Điện tử – Tự động hóa
  • Tuyển sinh ngành Điện tử Viễn Thông
  • Tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin
  • Tuyển sinh ngành Công tác xã hội
  • Tuyển sinh ngành Hướng dẫn viên du lịch
  • Tuyển sinh ngành Chế biến món ăn
  • Tuyển sinh ngành Quản trị khách sạn
  • Tuyển sinh ngành Kế toán
  • Tuyển sinh ngành Tài chính – Ngân hàng
  • Tuyển sinh ngành Quản trị kinh doanh
  • Tuyển sinh ngành Dịch vụ Pháp lý

☞  Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

♦Trụ sở chính

Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội

Điện thoại | 024.3362.8666

Hotline | 0928.88.99.00 0945.88.99.00 0996.88.99.00

 

♦Cơ sở 2

Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)

Điện thoại | 024.3767.9555

Hotline |0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

 Website chính thức| http://htt.edu.vn/

✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

 

Bài viết liên quan