CƠ HỘI MỚI CHO SINH VIÊN KINH TẾ CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

1- Những số liệu khả quan cho nhân sự các chuyên ngành kinh tế

Từ đầu năm nay nguồn việc làm mới tăng lên nhanh chóng, đặc biệt với khối việc làm chuyên môn. Hàng loạt trang thông tin việc làm liên tục đăng tin tuyển dụng mới, hàng ngày có khoảng 3 ngàn chỗ làm việc mới đăng tin tuyển người. Trong đó, tỷ lệ tuyển các chuyên ngành kinh tế luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng số. Điểm qua trang Tuyển dụng ngày 15/8 là một ví dụ:

Có 16,353 Việc làm chuyên môn trong số 59,568 việc làm đang tuyển dụng.

  • Việc làm ngành Kế toán-Kiểm toán (2,561)
  • Việc làm ngành Quản trị kinh doanh (1,582)
  • Việc làm ngành Ngân hàng (496)

Nếu cộng cả 3 ngành này sẽ là: trên 4,6 ngàn chỗ làm việc mới.

Trong khi đó, số liệu các ngành khác là:

  • Việc làm ngành Y tế-Dược (1,100)
  • Việc làm ngành Thực phẩm-Đồ uống (829)
  • Việc làm ngành Xây dựng (1,675)
Nhu cầu tuyển dụng đối với khối ngành kinh tế những năm gần đây đang có dấu hiệu tăng mạnh
Nhu cầu tuyển dụng đối với khối ngành kinh tế những năm gần đây đang có dấu hiệu tăng mạnh

Nhu cầu nhân sự các ngành kế toán, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh đang tăng mạnh, phân bố chủ yếu ở các đô thị lớn. Ví dụ ngành ngân hàng đang có nhu cầu tuyển dụng tại các tỉnh, thành phố:

Hà Nội (13910); TP.HCM (9205); Bình Dương (1136); Bắc Ninh (666); Đồng Nai (575); Hưng Yên (512); Hải Dương (429); Đà Nẵng (426); Hải Phòng (408); An Giang (54); Bà Rịa – Vũng Tàu (247); Bắc Giang (318); Bắc Kạn (22); Bạc Liêu (50); Bến Tre (86); Bình Định (51); Bình Phước (115); Bình Thuận (63); Cà Mau (57); Cần Thơ (179).

Có thể kể thêm ngày 8/8/2017, riêng Vietinbank đã đăng tuyển 296 nhân sự.

            Số chỗ làm việc mới này được tạo ra từ thực tiễn nền kinh tế đang hồi phục mạnh mẽ. Năm 2016, có 110.000 DN mới thành lập, 7 tháng đầu năm 2017 có 72.953 DN mới thành lập cộng thêm 17.549 DN quay trở lại hoạt động. Tổng số DN cả nước thời điểm đó vào khoảng 650.000 DN.

            Dự kiến, nhu cầu nhân lực các ngành kinh tế còn tăng mạnh hơn. Trong định hướng phát triển theo NQ10 HNTW 5, cả nước “phấn đấu năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp”. Trong khi đó, theo nhận định của NQ, các doanh nghiệp hiện nay “trình độ công nghệ, trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp;…”. Nhu cầu đổi mới, bổ sung nhân sự vì thế đang trở thành nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp, nhờ đó, người lao động có nhiều cơ hội hơn.

            Tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng dễ dàng có việc. Vấn đề ở chỗ chất lượng lao động. Vậy, có phải nếu có bằng đại học là có ưu thế hơn? Câu trả lời là Đúng và Sai! “Đúng” – vì theo nguyên lý thì SV đại học hầu hết có điểm đầu vào cao hơn, thời gian học lâu hơn, nếu cộng thêm thương hiệu của trường đại học lớn thì vào vòng sơ tuyển dễ hơn. “Sai” – là vì thực tiễn có những tiêu chuẩn riêng, cách vận hành riêng của nó. Cụ thể là:

            Thứ nhất, nhà tuyển dụng cần những người có thể làm việc một cách thành thục ngay từ ngày đầu mà không phải đào tạo lại. Cho dù bạn học đại học hay cao đẳng, thậm chí trung cấp, việc bạn có giải quyết được công việc hay không mới là điều quan trọng. Trong khi đó, ưu thế của hệ cao đẳng và trung cấp là nhấn mạnh phần thực hành chuyên môn để SV ra trường có “tay nghề” vững vàng.

            Thứ hai, khoảng 85% doanh nghiệp ở ta thuộc loại nhỏ và vừa, khối lượng công việc và mức độ phức tạp có giới hạn, khả năng trả lương cũng vậy. Do đó, đa số doanh nghiệp muốn nhận sinh viên cao đẳng hoặc trung cấp. Về phía người lao động: nếu người có bằng cấp cao thường chỉ chấp nhận làm cho các DN nhỏ trong thời gian đầu tập sự, khi có kinh nghiệm lập tức tìm việc mới. Điều kiêng kỵ của các chủ DN là không muốn bí mật kinh doanh của DN “đi” theo nhân viên, kinh nghiệm của các DN đi trước chỉ cho họ thấy có lẽ dùng nhân viên có bằng cấp thấp một chút cho an toàn.

            Có thể còn nhiều chi tiết khác nữa, nhưng tạm thời không bàn tới vì kết quả mà chúng ta đã có là: sinh viên khối ngành kinh tế của Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội (HTT) từ trước tới nay không có thất nghiệp, ngay cả trong những năm suy giảm kinh tế 2010-2015.

          Bạn có tin điều này không: ngay sau lễ trao bằng tốt nghiệp khóa 7 cuối tháng 6 vừa qua, một số nhà tuyển dụng (của Vietin Bank, MB,…) đã đến gặp sinh viên Khoa Kinh tế nhưng hầu hết các bạn ấy thờ ơ vì đã có việc rồi, một vài bạn hỏi mức lương khởi điểm – dưới 7 triệu à? và lắc đầu.

2- Học các ngành kinh tế ở Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội –HTT-  có gì khác?

            Thực tế cho thấy không phải tất cả các trường đều cho ra sản phẩm như nhau, cũng không phải bạn học đại học là chắc chắn làm tốt hơn tôi học cao đẳng. Chìa khóa của sự khác biệt nằm ở chương trình đào tạo và những khuyến khích cá nhân sinh viên nỗ lực hoàn thiện mình. HTT chú trọng đến những giải pháp nâng cao chất lượng người lao động chứ không đơn thuần chỉ kiến thức. Như vậy, không chỉ chú ý các nghiệp vụ kỹ năng chuyên môn ngành, mà còn hướng cho người học mở rộng tầm hiểu biết sang các lĩnh vực có liên quan, bên cạnh đó là các kỹ năng mềm phụ trợ. Tuy thuộc về bí quyết đào tạo, cũng xin nêu ra đây một ví dụ nhỏ:

Do nhu cầu của DN, đặc biệt DNNVV, một cán bộ kinh tế ngoài chuyên môn ngành chính còn cần kiêm nhiệm được một số công việc khác trong kinh doanh. Do đó, trong chương trình tự chọn có đưa ra những phương án lựa chọn môn học bổ trợ, ví dụ nhà quản trị tương lai còn có thể làm được các nghiệp vụ hạch toán kế toán, hoặc nghiệp vụ và kế toán thuế, hoặc thực hiện các giao dịch với ngân hàng, đồng thời làm thư ký tổng hợp. Hoặc bạn cũng có vài bí quyết tham gia thị trường chứng khoán với tỷ lệ thắng gần như tuyệt đối, hoặc bạn cũng biết cách tự kinh doanh một lĩnh vực nào đấy nhờ sự mách nước của các thầy vốn là chuyên gia thực tế, trong đó có cả những thầy bạn thường thấy trên TV trong các chương trình dành cho kinh doanh

        Hiện nay Khoa Kinh tế của Trường có 3 chuyên ngành: Kế toán tổng hợp, Tài chính ngân hàng và Quản trị kinh doanh.

2.1. Ngành kế toán

Đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán có đủ kiến thức chuyên môn, kỹ năng tổ chức công tác kế toán, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Khi ra trường có thể thực hiện được ngay công tác kế toán tại các vị trí:

  • Kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, thương mại, dịch vụ thuộc các loại hình doanh nghiệp;
  • Kế toán tại các cơ quan hành chính nhà nước hoặc đơn vị hành chính sự nghiệp;
  • Kế toán Thuế trong các loại hình doanh nghiệp; nhân viên quản lý thuế tại các cơ quan quản lý Thuế của nhà nước; nhân viên trong các Công ty tư vấn Thuế;
  • Phân tích tài chính trong các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư;
  • Có khả năng kiêm nhiệm các công tác quản trị, thư ký tổng hợp, lập kế hoạch tài chính-sản xuất kinh doanh;
  • Có thể giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng.
    Chuyên ngành kế toán tổng hợp tại HTT luôn có sức hút lớn đối với các bạn sinh viên mới
    Chuyên ngành kế toán tổng hợp tại HTT luôn có sức hút lớn đối với các bạn sinh viên mới

    2.2. Ngành Tài chính – Ngân hàng

Đào tạo cử nhân thực hành ngành tài chính – ngân hàng có đủ kiến thức chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Khi ra trường có thể làm việc được ngay tại:

  • Phòng nghiệp vụ Tài chính –Kế toán của các doanh nghiệp, các cơ quan hành chính, sự nghiệp;
  • Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khóan, các quỹ đầu tư. Có thể làm việc với vai trò người làm việc trực tiếp hoặc quản lý nhóm, tổ công tác;
  • Cơ quan thuế, Kho bạc NN;
  • Làm việc ở các cơ quản quản lý nhà nước như: Sở, ban ngành cấp tỉnh, huyện hoặc cấp Bộ;
  • Có khả năng kiêm nhiệm các công việc về quản trị, thương mại trong các doanh nghiệp và tổ chức;
  • Có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng.

2.3. Ngành Quản trị kinh doanh

Đào tạo cử nhân kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp có đủ kiến thức chuyên môn, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Khi ra trường có thể làm việc được ngay tại các vị trí đỏi hỏi trình độ cử nhân cao đẳng và dễ thích ứng với mọi điều kiện làm việc.

Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng làm việc trong các loại hình doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ, thương mại thuộc các vị trí ở các phòng ban, như: phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng tài chính, phòng kế hoạch sản xuất, phòng tổ chức hành chính, … với vai trò quản trị và điều hành kinh doanh hoặc có thể làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng.  Cụ thể:

  • Làm nhân viên hoặc quản lý bán hàng tại các siêu thị, tại các doanh nghiệp cá thể, tiểu thủ công nghiệp;
  • Thành lập các cơ sở kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp;
  • Thiết lập và quản trị các kế hoạch tài chính, đầu tư, sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, tổ chức;
  • Tổ chức, lãnh đạo và điều hành hoạt động của doanh nghiệp hoặc văn phòng đại diện với vai trò của một nhà quản trị cấp cơ sở hoặc cấp trung gian;
  • Chuyên viên tại phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, phòng marketing, phòng hỗ trợ – giao dịch khách hàng của các công ty, tập đoàn về tài chính, chứng khoán;
  • Thăng tiến trở thành Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính tại các doanh nghiệp.

3- Khả năng học liên thông

Trường đã có những liên kết truyền thống với các trường đại học lớn, trong đó, việc học liên thông lấy bằng đại học là khả năng thực tế cho tất cả những sinh viên có năng lực và nguyện vọng.

Bạn có quan tâm vấn đề cơ hội việc làm ngành kinh tế không?

Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các ngành kinh tế, quản lý chiếm tới 8 trong 25 nghề có mức lương khủng “khát” nhân lực trong vòng 7 năm tới ở Mỹ, với số lượng cần tuyển dụng vượt trội hơn các nghề khác. Nằm trong bối cảnh chung, tỷ trọng nhu cầu nhân lực của Việt nam cũng vậy thôi.

[ninja_form id=1]

Bài viết liên quan