Tính pháp lý trong chương trình đào tạo Khối chăm sóc sức khỏe của Trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

Tổng quan về chương trình đào tạo Khối chăm sóc sức khỏe – Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

Cao đẳng Dược

Khi tham gia học cao đẳng Dược tại Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội, sinh viên được cung cấp các kiến thức khoa học cơ bản, khoa học công nghệ, các kiến thức chuyên môn nghề nghiệp… để có thể tiếp cận với khoa học công nghệ y dược hiện đại. Người học nắm được đầy đủ các quá trình biến đổi và chuyển hóa thuốc trong cơ thể người bệnh, những phản ứng bất lợi trong quá trình sử dụng thuốc, tương tác qua lại của nhiều loại thuốc với nhau và tìm ra những công thức phối hợp thuốc để mang lại hiệu quả chữa bệnh cao nhất. Với phương châm đào tạo dược sĩ có trình độ chuyên môn vững chắc, thuần thục trong thực hành, Nhà trường luôn chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Bên cạnh việc đầu tư đội ngũ giảng viên chất lượng, các trường còn xây dựng một chương trình đào tạo tiên tiến, thiên về thực hành, tạo cơ hội cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm thực tế. Sinh viên cao đẳng Dược bên cạnh các kiến thức chuyên môn, còn được bồi dưỡng về ngoại ngữ, những kĩ năng quan trọng khi bước vào nghề nghiệp tương lai như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm và được rèn luyện tinh thần để có thể chịu được áp lực trong công việc.

Cao đẳng Điều dưỡng

Đối với sinh viên Điều dưỡng được trang bị các kiến thức cơ bản và nâng cao cùng với các kỹ năng chuyên môn nhằm phục vụ cho công việc chăm sóc người bệnh sau khi ra trường. Các kiến thức chuyên môn ngành Điều dưỡng sinh viên được đào tạo về Dược lý điều dưỡng, điều dưỡng cơ sở sức khỏe – môi trường và vệ sinh nâng cao sức khỏe, Giáo dục sức khỏe và thực hành Điều dưỡng, Pháp luật – Tổ chức Y tế, Đạo đức Điều dưỡng, Điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn, Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh Nội khoa, Quản lý Điều dưỡng, Nghiên cứu khoa học Điều dưỡng, Chăm sóc người bệnh cấp cứu và chăm sóc tích cực…Ngoài ra, sinh viên ngành điều dưỡng còn được trang bị các kiến thức bổ trợ như: Chẩn đoán và chăm sóc Điều dưỡng, Chăm sóc bệnh chuyên khoa, Dược lâm sàng và các kỹ năng mềm khác như: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp. . . kỹ năng nghề nghiệp như: Thủ tục hành chính bệnh viện, Y khoa nâng cao, Cận lâm sàng, . . .

Trung cấp Y sĩ đa khoa

Sinh viên học ngành Y sĩ đa khoa sẽ được học tập tại các phòng thí nghiệm lâm sàng thực nghiệm tại các sơ sở như bệnh viện, trung tâm y tế dưới sự giám sát của một chuyên gia y tế chuyên nghiệp. Chương trình học bao gồm các môn học: giải phẫu học, sinh lý học, bệnh học nội, bệnh học ngoại, sản khoa, nhi khoa, kỹ thuật điều dưỡng, vi sinh – ký sinh trùng; thuật ngữ y tế và các môn khác liên quan đến những hoạt động của văn phòng y khoa. Để có thể hành nghề y, một điều bắt buộc là bạn phải qua sự đào tạo bài bản tại những trường được Bộ Giáo dục cho phép tuyển sinh và đào tạo ngành này. Những người muốn trở thành y sĩ phải đăng ký học ngành Y sĩ đa khoa với thời gian đào tạo từ 1 đến 2 năm theo từng đối tượng.

Tính pháp lý trong đào tạo và tuyển sinh Khối chăm sóc sức khỏe của trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội

Trường cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội có trụ sở chính tại số 252 Hạ Hội, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp số 11/2017/GCNĐKHĐ-TCDN ngày 01/03/2017, trong đó có quy định rõ về Tên ngành đào tạo các ngành thuộc khối Chăm sóc sức khỏe-cụ thể:

  • Ngành Dược – Mã ngành: 6720201 (Cao đẳng); 5720201 (Trung cấp)
  • Ngành Điều dưỡng – Mã ngành: 6720301 (Cao đẳng); 5720301 (Trung cấp)
  • Ngành y sĩ đa khoa – Mã ngành: 5720101
  • Ngành Dược của Nhà trường được Bộ giáo dục và đào tạo giao đào tạo hệ cao đẳng, hệ chính quy theo quyết định số 2037/QĐ-BGDĐT ngày 11/06/2013.
  • Ngành Điều dưỡng của Nhà trường được Bộ giáo dục và đào tạo giao đào tạo hệ cao đẳng, hệ chính quy theo quyết định số 3830/QĐ-BGDĐT ngày 21/09/2012.
  • Ngành Dược, Điều dưỡng, y sẽ đa khoa của Nhà trường được Bộ giáo dục và đào tạo giao đào tạo hệ Trung cấp chuyên nghiệp theo quyết định số 699/QĐ-BGD ĐT ngày 28/02/2014.

Văn bản pháp lý của Bộ giáo dục và đào tạo, Tổng cục nghề nghiệp
Văn bản pháp lý của Bộ giáo dục và đào tạo, Tổng cục nghề nghiệp

Hoạt động tuyển sinh và đào tạo Khối chăm sóc sức khỏe của Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội tuân thủ đúng các quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp

Luật Giáo dục nghề nghiệp có nhiều điểm mới, tiến bộ đã và đang hỗ trợ rất tích cực cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp của các trung tâm đào tạo nghề, trường trung cấp, cao đẳng, cụ thể:

Đổi mới tuyển sinh: Trước đây cơ sở dạy nghề chỉ được tuyển sinh theo quy mô của từng nghề đào tạo ghi trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề (do cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp), không được tuyển vượt. Thậm chí, nếu tuyển vượt 01 (một) chỉ tiêu trình độ cao đẳng nghề thì bị xử lý vi phạm hành chính. Nhưng theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quyền tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh trên cơ sở điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo; được tuyển sinh nhiều lần trong năm; được tổ chức xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp giữa xét tuyển, thi tuyển.

Đổi mới tổ chức quản lý, đào tạo: Trước đây, tổ chức đào tạo trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp chỉ có phương thức đào tạo theo niên chế, nhưng Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định rõ: trong tổ chức quản lý đào tạo có thêm 02 (hai) phương thức đào tạo mới: Đào tạo theo tích lũy mô-đun và đào tạo theo tích lũy tín chỉ. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có quyền lựa chọn phương thức đào tạo theo điều kiện của từng cơ sở.

Đổi mới chương trình đào tạo: Trước đây theo quy định của Luật Dạy nghề, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành chương trình khung đối với từng nghề đào tạo trình độ trung cấp và cao đẳng. Trên cơ sở chương trình khung, các cơ sở dạy nghề ban hành chương trình dạy nghề chi tiết. Theo Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nhà nước không ban hành chương trình khung mà giao cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ xây dựng chương trình đào tạo.

Đổi mới kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp: Trước đây, người học sau quá trình học tập phải thi tốt nghiệp, nếu đạt mới được xem xét công nhận và cấp bằng tốt nghiệp. Luật Giáo dục nghề nghiệp quy định đối với chương trình đào tạo theo tích lũy mô-đun, tín chỉ nếu người học tích lũy đủ môn-đun, tín chỉ theo quy định của chương trình đào tạo thì được xét công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp, không phải thi tốt nghiệp cuối khóa.

Đổi mới chính sách gắn kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp: Doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp với vai trò là chủ thể có quyền và trách nhiệm như nhau trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Toàn bộ chi phí cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế.

Bài viết liên quan