Để học tốt cao đẳng Logistics cần những tố chất gì?

Logistics là một trong những ngành học được rất nhiều bạn trẻ quan tâm trong thời gian gần đây. Với sự phát triển mạnh mẽ của các Sàn thương mại điện tử tạo ra cơ hội rất lớn cho cử nhân logistics sau khi tốt nghiệp. Nhiều bạn trẻ có nguyện vọng xét tuyển cao đẳng logistics nhưng còn băn khoăn về ngành học này cũng như những tố chất để học tốt cao đẳng logistics, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về ngành học này nhé!

Ngành Logistics có mặt tại Việt Nam trong khoảng 30 năm trở lại đây với tốc độ phát triển vô cùng ấn tượng, lên đến 35 – 40%. Hiện tại, có gần 2000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này và con số này dự đoán sẽ tăng nhanh trong thời gian sắp tới. Theo thống kê của Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội, hàng tuần đều có công ty giao nhận Logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics dó đó nhân lực cho ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.

Logistics là một ngành cung cấp hệ thống các dịch vụ từ vận chuyển hàng hóa, lưu kho, lưu bãi hàng hóa, đóng gói hàng hóa, dán nhãn hàng hóa, làm thủ tục thông quan, giao hàng hóa đến tay người dùng cuối cùng. Các công ty logistics có thể sẽ cung cấp một hoặc một  vài dịch vụ hay những ông lớn như DHL, Nippon Express, DSV… thường sẽ cung cấp trọn gói dịch vụ đưa hàng hóa từ tay nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

Để học tốt cao đẳng Logistics cần có những tố chất gì?

Nắm chắc kiến thức cơ bản là điều tiên quyết

Đối với bất kỳ ngành học nào thì việc nắm chắc các kiến thức cơ bản sẽ giúp bạn học tốt hơn, và có thể vận dụng vào công việc sau khi ra trường, đối với ngành logistics thì bạn cần nắm rõ các kiến thức cơ bản và chuyên ngành của ngành học này:

  • Kiến thức về Incoterms: Incoterms chính là một yêu cầu tối thiểu trong logistics. Đây là điều kiện cơ sở giao hàng trong xuất nhập khẩu, quy định rõ ràng trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua. Ngành logistics cần hiểu rõ incoterms để cung cấp dịch vụ thích hợp đối với từng điều kiện khác nhau.
  • Các thuật ngữ chuyên ngành: Bất kỳ ngành nào cũng có những thuật ngữ đặc thù. Trong Logistics có những thuật ngữ như hàng lẻ, hàng nguyên container,… và một số thuật ngữ tiếng Anh như: master bill, house bill, pre-alert,…có rất nhiều từ và các bạn phải bỏ thời gian tìm hiểu dần.
  • Kiến thức về khai hải quan: Các bạn cũng nên tìm hiểu về cách khai hải quan điện tử trên phần mềm Ecus, các luồng tờ khai báo hải quan bao gồm luồng xanh,luồng vàng và luồng đỏ.
  • Kiến thức về quy trình để xuất và nhập một lô hàng: nắm bắt được các hoạt động cơ bản, những công việc cụ thể về đường đi của lô hàng từ  công đoạn xuất kho đến nhập kho.
Có khả năng thích ứng nhanh và quản lý thời gian tốt là một trong những tố chất giúp bạn học tốt ngành logistics

Có khả năng quản lý thời gian và sắp xếp công việc:

Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng nếu như bạn muốn bước chân vào ngành Logistics. Các giấy tờ hay email gửi cho các bên liên quan đều quy định thời hạn cụ thể vì vậy bạn phải biết quản lý thời gian, sắp xếp khối lượng công việc của mình một cách hợp lý.

Khả năng thích ứng

Khả năng thích ứng và linh hoạt là yêu cầu của ngành Logistics vô cùng quan trọng mà các chuyên gia chuỗi cung ứng sẽ phải đối mặt.

Chuỗi cung ứng ngày càng phức tạp, và thay đổi từng ngày so với thế kỷ trước. Có thể nói rằng các nhà quản lý Logistics thành công nhất ngày nay chính là những người có khả năng thích ứng tốt nhất khi tổ chức và quy trình của họ liên tục phát triển .

Khả năng chịu áp lực cao

Môi trường làm việc của chuỗi cung ứng có nhịp độ rất nhanh và đi kèm với một áp lực đáng kể, mỗi bước có sự liên quan phụ thuộc vào việc hoàn thành của các công việc trước đó. Một dây chuyền sản xuất không đủ nguyên liệu hoặc sai vật liệu có thể ngừng hoạt động dẫn đến mất nhiều tiền trong khoảng thời gian ngắn.

Các chuyên gia Logistics thành có thể đưa ra các quyết định theo từng giây khi cần thiết và luôn lường trước các rủi ro trong quá trình mà họ giám sát.

Học tốt ngoại ngữ là một lợi thế

Không chỉ đối với ngành Logistics mà bất kỳ ngành học nào nếu như học tốt Tiếng Anh và các ngoại ngữ khác sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội hơn trong công việc và thăng tiến. Đối với ngành logistics, với từng vị trí mà sẽ có yêu cầu khả năng tiếng Anh khác nhau.

  • Đối với nhân viên Sale Logistics và mua hàng: Yêu cầu trình độ tiếng anh phải giao tiếp thành thạo từ nói đến đọc, viết email giao dịch với các đối tác nước ngoài.
  • Nhân viên chứng từ: yêu cầu khả năng Tiếng Anh ở mức cơ bản hơn như khả năng đọc hiểu và viết email với khách hàng.
  • Nhân viên hiện trường, nhân viên khai báo hải quan sẽ yêu cầu trình độ Tiếng Anh cơ bản hơn chỉ là các thuật ngữ trên tờ khai hay trên phần mềm khai báo hải quan. 

Thành thạo việc quản lý dự án

Nhân viên cần phải có khả năng lên kế hoạch công việc, nhiệm vụ trong ngày một cách hiệu quả nhất có thể. Quản lý chuỗi cung ứng liên quan nhiều chi tiết quan trọng  cần phải được xem xét cẩn thận và lên kế hoạch sao cho phù hợp.

Sự tập trung, cẩn thận và tỉ mỉ

Sự tập trung và cẩn thận là điều cực kỳ quan trọng mà bất kỳ ai cũng cần có khi làm trong ngành này, bởi những sai sót nhỏ cũng có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề, những lỗi sai nhỏ chỉ vài trăm đô cũng có thể dẫn đến lỗi sai lớn đến cả chục nghìn đô.

Vậy tốt nghiệp cao đẳng Logistics làm những công việc gì?

Sinh viên ngành logistics sau khi ra trường có thể ứng tuyển vào các công ty hay doanh nghiệp chuyên môn về Logistics, công ty giao nhận hàng hóa, công ty vận tải hay hàng trăm doanh nghiệp có nghiệp vụ Xuất nhập khẩu hàng hóa lớn và nhỏ, cụ thể các vị trí:

  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu
  • Nhân viên thu mua
  • Nhân viên chứng từ
  • Nhân viên quản lý hàng hóa
  • Nhân viên quản lý điều hành hoạt động vận tải
  • Nhân viên thanh toán quốc tế
  • Nhân viên kinh doanh Logistics,…

Bài viết liên quan