Học chuyên ngành ô tô dưới con mắt người trong nghề

Cũng gần sắp đến kì tuyển sinh Đại Học ở Việt Nam rồi. Có lẽ rất nhiều em bở ngỡ, đắn đo không biết mình phải lựa chọn lĩnh vực nào để trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng để làm hành trang sau này bước vào đời. Cũng dễ hiểu, lâu nay các em không được tự do tư duy, tự do trong cách biểu đạt, tự do thể hiện kỹ năng yêu thích…các em như những cỗ máy giống nhau để hòng cố gắng dành những điểm 9, điểm 10. Để rồi, khi đứng trước sự lựa chọn của cuộc đời, các em không biết mình là ai, và lối đi nào là phù hợp cho bản thân mình.

Học Công nghệ ô tô có khó không ?

[www.oto-hui.com]kien-thuc-ve-dong-co-tang-ap-2-133

Là lớp đàn anh, tôi đã từng như các em, tôi nghĩ thực trạng xã hội nó vậy thì mình cũng phải có trách nhiệm để góp phần chỉ đúng đường cho các em đi. Để các em đỡ phải tốn thời gian nhận ra mình lựa chọn sai.
Tôi học ô tô, nên tôi nói về ngành này.

Tham khảo Chương trình Quốc tế – Chất lượng cao ngành Công nghệ ô tô

Ô tô, là một ngành học nói khó cũng đúng mà dễ cũng chẳng sai. Bởi:

– Nếu nghiên cứu hàn lâm về Công nghệ ô tô thì đòi hỏi phải trang bị một khối lượng kiến thức khổng lồ dàn trãi nhiều ngành khoa học: Nhiệt, Cơ, Dao động, Thủy lực, Điện tử…, rất nhiều, nhưng thực tế những kiến thức hàn lâm ấy ở đất nước này thì chỉ có thể phát huy ở …trường học, mà phát huy rất khiêm tốn ( bằng chứng là chả có một báo cáo khoa học náo ra hồn về lĩnh vực này suốt bao năm, có chăng chỉ là những báo cáo ở ngành hẹp liên quan). Rất ít ai nghiên cứu hàn lâm về ô tô mà bước ra thực tế làm nghề này, chỉ một số ít người vừa hàn lâm vừa thực tiễn như Thầy Dũng, Thầy Ân, Thầy Vỵ…, vì thế những con người này luôn được các anh em làm nghề tôn làm sư tổ của nghề oto tại Vệt nam. Hầu hết, các kiến thức học ở trường đại học đều ít hoặc không thể phát huy khi đem ra thực tiễn. Tôi nói điều này, chắc các bạn sinh viên, giảng viên đang tham gia vào ngành Công nghệ ô tô cho rằng tôi phiến diện, nhưng thực tế xã hội đã phản ánh đúng điều đó. Những người có kỹ năng tốt nhất trong lĩnh vực Công nghệ ô tô ở VN đa phần không phải là những người được trang bị kiến thức đại học chuyên ngành.

[www.oto-hui.com]dong-co-tang-ap turbo2

– Nếu chỉ xem ô tô là một nghề sửa chữa thì nó là nghề dễ, chỉ cần trang bị cho mình một lượng kiến thức vừa đủ (background)để hình có kỹ năng phân tích vấn đề, các kỹ năng còn lại mang tính lặp đi, lặp lại ngày này qua ngày khác thì nó sẽ trở thành kỹ xảo và một khi bạn có kỹ xảo trong lĩnh vực này thì bạn sẽ trở thành người thợ giỏi, cực giỏi.

-Năm năm học về Công nghệ ô tô ở trường ĐH, nếu các bạn chịu khó lật khung chương trình ra xem, có bao nhiêu học phần, bao nhiêu môn học luyện cho bạn kỹ năng về nghề.? Chắc là không quá 5 môn. Và thời gian còn lại các bạn phải học mớ lý thuyết nhàm chán trong đó có cả mac,le, chính trị….và vì thế khi ra trường, vị trí phù hợp với các bạn là “Cố vấn dịch vụ”, “Nhân viên bảo hiểm” nơi yêu cầu kỹ năng…giao tiếp.
– Thực tế chứng minh, những bạn học cực giỏi, rất giỏi ở trường đại học thì hầu như ít có thể có kỹ năng tốt trong lĩnh vực này, ngược lại những thằng hay phá phách, nghịch ngợm thì lại dễ thành công trong nghề.

[www.oto-hui.com]cau-tao-twin-turbo tăng áp kép

Những năm gần đây, trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội với  sự đầu tư cực lớn về thiết bị máy móc, đào tạo theo hướng module, thời lượng rèn luyện kỹ năng rất nhiều, gắn liền thực tiễn đã dần cho ra đời một lớp người làm nghề vừa có kiến thức, vừa có kỹ năng tốt, đáp ứng phần nào nhu cầu của xã hội. Với mục đích thay đổi tình trạng “Thừa Thầy, thiếu thợ” bấy lâu nay. Nhìn ra các nước, trong lĩnh vực ô tô, họ thậm chí có những trung tâm đào tạo quốc gia chuyên đào tạo nghề ô tô ( Không đào tạo đại học). Và họ thật sự rất thành công trong việc thúc đẩy nền công nghiệp ô tô ở nước họ nhờ những trung tâm thế này.
Việt nam, tuy đi sau nhưng cũng theo hướng ấy, đã có những trung tâm quốc gia đặt ở Sài Gòn, Vĩnh Long, Vinh,Hà Nội…, những nơi này sẽ nhận trách nhiệm đánh gía lại kỹ năng nghề của các bạn tốt nghiệp Cđ, ĐH trên cả nước, chừng nào các bạn đạt chuẩn kỹ năng thì mới được hành nghề. (Giống như sát hạch lái xe).
Hiện nay, người ta đang xây dựng chuẩn đánh giá kỹ năng ngành Công nghệ ô tô gồm 5 bậc, Các bạn tn CĐ được thi bậc 2/5, ĐH được thi 3/5. Và các bạn phải qua kỳ thi khó khăn mới đạt được. Và nếu đọc chuẩn đánh giá này, các bạn sẽ thấy những bạn tốt nghiệp ĐH mới ra trường rất khó khăn để cạnh tranh với các bạn học Nghề.

[www.oto-hui.com]Tìm hiểu ve-dong-co-tang-ap Turbo

Vì thế, các em nếu xem Công nghệ ô tô như một nghề thì nên đi học nghề, còn những em thích nghiên cứu hàn lâm thì nên bước vào giảng đường đại hoc, vì chỉ nơi ấy mới có thể cung cấp đủ lượng kiến thức cần thiết để nghiên cứu hàn lâm. Tôi hy vọng, các em hãy cẩn trọng, sáng suốt trong lựa chọn của mình để tránh đi việc lãng phí thời gian, tiền bạc.

Cần nói thêm rằng, các bạn đã trang bị kiến thức đại học, đã lường trước sự khó khăn của nghề và chấp nhận dấn thân với nó ví như bỏ thêm vài năm rèn luyện kỹ năng thì các bạn rất thành công về nghề thậm chí cực giỏi và là hàng hiếm. Hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều anh em như thế này.

Nói nhiều quá. Chỉ mong anh em chọn đúng con đường phù hợp.
Thanks, chào thân ái và quyết thắng.”

Trên đây là chia sẻ của một thành viên trên Cộng đồng kỹ thuật ô tô Việt Nam. Các bạn sinh viên ngành Công nghệ ô tô tham khảo để tìm lối đi phù hợp với mình.

ĐĂNG KÝ THÔNG TIN TƯ VẤN TẠI ĐÂY

[ninja_form id=5]

☞  Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
*    Địa chỉ: Số 252 Đường Hạ Hội, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội. ĐT: 04.33.62.8666 – Hotline: 0928.88.99.00

VP Tuyển sinh đào tạo Hồ Tùng Mậu.

Địa chỉ: P.102, Nhà B, Số 128A, Hồ Tùng Mậu, Mai dịch, Cầu giấy, Hà Nộị. ĐT 04.3767.9555 – Hotline: 0964.505.509

Email: info@htt.edu.vn

✎ Website chính thức| https://htt.edu.vn/

✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/

Bài viết liên quan