Các nhà quản lý dù có giỏi về chuyên môn và chiến lược nhưng vẫn dễ mắc phải những sai lầm về kế toán nếu chủ quan, không cẩn thận với nghiệp vụ này. Khi thực hiện không tốt nghiệp vụ kế toán, các doanh nghiệp có thể phải hứng chịu những hậu quả khó lường từ việc làm đó, ví dụ như mất đi lợi nhuận, tắc nghẽn dòng tiền, gặp vấn đề với cơ quan thuế, đánh mất uy tín với nhà cung cấp, khách hàng và nhân viên. Vậy những sai lầm về kế toán mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay gặp là gì? Bài viết này sẽ đưa ra 6 lỗi kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ hay mắc phải.
6 lỗi kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ hay mắc phải
Không tận dụng hết giá trị của các báo cáo
Không phải doanh nghiệp nào cũng tận dụng tốt nguồn dữ liệu từ các báo cáo của kế toán. Những báo cáo của kế toán là cơ sở vô cùng hữu ích, cung cấp cho người quản lý rất nhiều dữ liệu quan trọng, từ những dữ liệu quý giá này mà doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định cũng như xây dựng chiến lược kinh doanh. Nhưng nếu doanh nghiệp chỉ coi kế toán như là công việc để hoàn thành nghĩa vụ thế hay kiểm tra tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp sẽ bỏ qua nhiều cơ hội để cải thiện tình hình kinh doanh.
Khâu ghi chép và đố chiếu sổ sách kế toán bị chậm trễ
Đây là một trong những lỗi kế toán thường mắc phải. Trong quá trình kinh doanh, có rất nhiều vấn đề có thể nảy sinh và chiếm hết quỹ thời gian của doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp không thường xuyên thực hiện các công tác ghi chép sổ sách kế toán, đối chiếu số liệu kinh doanh, kiểm tra báo cáo, tài khoản tài chính mà chỉ làm vài lần mỗi năm. Như vậy, doanh nghiệp không có cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh cần thiết một cách kịp thời do báo cáo tài chính không được cập nhật thường xuyên.
Lẫn lộn giữa tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân
Việc làm này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, doanh cần đảm bảo có tài khoản riêng, độc lập để công việc thống kê thu chi được thực hiện chính xác hơn. Cơ quan thuế có thể chấp nhận những hóa đơn ăn uống, vé máy bay như một chi phí liên quan đến công việc kinh doanh nhưng khó có thể chấp nhận các khoản chi như vé xem biểu diễn, tiền học cho con.
Không lưu lại các hóa đơn
Hóa đơn là cơ sở quan trọng để đối chiếu khi có vấn đề này sinh trong ghi chép sổ sách kế toán. Do đó, dù là hóa đơn điện tử hay là hóa đơn giấy thì đều cần phải lưu lại. Nó khá cần thiết trong việc khắc phục những thiếu sót hay nhầm lẫn xảy ra trong quá trình ghi chép sổ sách kế toán. Ngoài ra, chúng cũng có ích cho việc tính chi phí được loại trừ và giảm thuế khi đến thời gian quyết toán.
Quan trọng hơn, các hóa đơn còn là bằng chứng chứng minh cho các khoản chi của doanh nghiệp khi cơ quan thuế kiểm tra. Nếu thiếu hóa đơn, chứng từ, cơ quan thuế có thể không ghi nhận khoản chi của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp phải nộp mức thuế cao hơn hoặc thậm chí bị phạt.
Chỉ tập trung vào ngắn hạn
Không chỉ ghi chép lại thông tin tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại, kế toán còn là công cụ hữu ích để dự báo về sự tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai, chỉ ra những rủi ro về tài chính có thể nảy sinh từ những quyết định hiện tại của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn trong dài hạn, các chủ doanh nghiệp nên tham khảo các thông tin từ báo cáo của kế toán, đặc biệt là các vấn đề về dòng tiền hay điều chỉnh quy mô hoạt động.
Nhân sự không phù hợp
Tại nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, một người có thể kiêm nhiều công việc, nhất là công việc kế toán vẫn được giao cho người trong gia đình, bộ phận nhân sự, người không có kinh nghiệm hoặc được thực hiện bởi chính chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là vị trí quan trọng của doanh nghiệp, vì thế nghiệp vụ kế toán nên được thực hiện bởi những kế toán viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm. Một kế toán viên chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được nhiều rủi ro sai sót, giúp nghiệp vụ kế toán có ý nghĩa và hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thông qua bài viết này, hy vọng các doanh nghiệp có thể nhìn ra được những lỗi kế toán mà doanh nghiệp của mình đang mắc phải, từ đó sẽ rút kinh nghiệm và đưa ra phương pháp giải quyết tốt hơn nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất. Cũng từ bài viết này, trường cao đẳng Công nghệ và thương mại Hà Nội cũng muốn giúp các bạn thí sinh đang có ý định theo đuổi nghề kế toán có thêm một góc nhìn về ngành nghề của mình trong tương lai.
☞ Mọi thông tin vui lòng liên hệ :
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
* Địa chỉ: Số 252 Đường Hạ Hội, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội. ĐT: 024.33.62.8666 – Hotline: 0928.88.99.00
VP Tuyển sinh Hồ Tùng Mậu.
* Địa chỉ: P.102, Nhà B, Số 128A, Hồ Tùng Mậu, Mai dịch, Cầu giấy, Hà Nộị. ĐT 024.3767.9555 – Hotline: 0964.505.509
VP Tuyển sinh số 3 Chùa Láng.
* Địa chỉ: P.107, Nhà D, Số 3 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội. ĐT 024.3647.4666 – Hotline: 0928.88.99.00
✎ Email: info@htt.edu.vn
✎ Website chính thức| https://htt.edu.vn/
✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/